• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Các bệnh thường gặp ở chó

TrinhMom

New Member
Khi chó trở thành thú cưng thì việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho cún cũng là việc quan trọng của mỗi gia đình. Có nhiều cún bỏ ăn, bị bệnh và chết mà không biết nguyên do từ đâu. Hãy tham khảo các bệnh thường gặp ở chó dưới đây để bạn có thể chăm sóc và phòng tránh thật tốt nhé ^-^.

1.Bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính.

Bệnh này phổ biến quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè thì thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày – ruột cấp ở chó là :

Do virut : có thể do Parvovirut, virut gây bệnh care, virut gây viêm gan truyển nhiễm,…

Do vi trùng như Coli, leptospira, Salmonella.

Do ký sinh trùng.

Ngoài ra còn có thể do nấm hoặc do ngoài vật không tiêu hóa được, do ăn phải chất độc.

Triệu chứng thường gặp :

Vài ngày đầu chó thường ăn ít hoặc bỏ ăn , sốt 39,5- 40 độ, có kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh. Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiện như mắt trũng, bọng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước, chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.

Thời kì cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như màu máu cá. Trước khi chết thân nhiệt thường hạ thấp. Chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.

Bị bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời chó sẽ chết 90-100% trong thời gian 2- 4 ngày. Một số chó qua khỏi thì sẽ chuyển qua bệnh viêm dạ dày mãn tính. Bệnh này làm cho chó bị gầy đi, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.

Phòng bệnh : Cho chó uống nước sạch, ăn thức ăn nấu chín, không cho chó ăn thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn e.coli. Không cho chó ăn các loại thức ăn ôi thiu.

Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Vinmectin 3-4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp. Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Care và Parvovirut

2.Bệnh ho cũi chó

Bệnh này phổ biến nhất ở chó dưới 6 tháng tuôi, chó từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi khác,… đều có khă năng mang bệnh.

Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khác kéo dài từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên mặc dù lúc đầu cho vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết được chó đã mang bênh.

Quan sát kỹ các triệu chứng : mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra…bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre… tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.

Phòng bệnh tốt nhất là đi tiêm vắc-xin.

3.Bệnh mò bao lông trên chó.

Bệnh mò bao lông do một ký sinh trùng da sống trong nang lông gây ra ngứa ở các mức độ khác nhau. Ký sinh trùng có tên là Demodex canis sống trong nang bao lông của chó, thân dài 0,25mm. Có thể tìm thấy trên da con vật khỏe mạnh.

Triệu chứng : thường phát sinh ở phía trước mắt hoặc khủy chân. Bệnh này dễ gây lan nhanh từ một mảng nhỏ có thể dẫn đến toàn thân bị bệnh tích rướm máu, có mủ.

Trường hợp bị nhẹ có thể chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, mắt, chân. Nếu nặng da bị mẩn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh.

Để đề phòng bệnh lây lan ra toàn thân nên sử dụng các loại thuốc dưới đây

– Amitra với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một lần cho đến khi hết bệnh sau tiếp tục bôi 2 tuần 1 lần cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng nữa.

– Roteone (C23H22O6) 1% pha trong cồn bôi ba ngày liên tục.

– Benzyl benzoat.

– Tẩm bằng các xà bông sát trùng.

– Trị nhiễm trùng thứ phát với : chloramphenicol, limcomycin.

4.Bệnh dại

Triệu chứng.

Thế điên : sau thời gian ủ bệnh, chó lên cơn dữ dội, mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà phòng quanh mép, lao cả vào chủ của nó lẫn con vật khác để cắn xé. Ở thời kỳ này chó có thể bỏ ăn hoặc có thể nhai bất kỳ vật gì mà chúng nhìn thấy Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi so với bình thường. Sau vài ngày chó có thể bỏ đi, hoặc chui rúc vào những nơi bẩn thỉu trên người có nhiều vết thương do tự cắn, khoảng từ 2-5 ngày chúng sẽ chết.

Thể bại liệt : đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường như ngơ ngác, đi lại nhiều, ăn ít hoặc bỏ ăn, lặng lẽ chui vào góc tối nằm im. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng. Sau khi phát bệnh từ 3 – 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.

chó bị mắc bệnh dại : buồn rầu, bị bại liệt một phần hoặc nửa người, hàm trễ, lưỡi thè, chỉ gầm gừ trong họng, không sủa được. Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn chủ nhà khi đến chăm sóc nó. Thể bại liệt chiếm 20 – 30% số chó bị bệnh dại.

Phòng bệnh : hiện nay trên toàn quốc chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu. Nên chó cún cưng của bạn đi tiêm phòng dại và lặp lại định kỳ hàng năm để có thể tránh được những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Trên đây là các bệnh thường gặp ở chó. Nếu bạn đang nuôi thú cưng thì hãy tìm hiểu thật kỹ nhé để cho thú cưng của bạn có thể phát triển khỏe mạnh, không bị bất cứ loại bệnh nào tấn công đến. Hiện tại hệ thống cửa hàng đồ cho chó mèo, thú cưng có đầy đủ các loại thuốc cho chó mèo trên để có thể điều trị các loại bệnh trên khi cún của bạn mắc phải. Chúc các bạn thành công.
 
Top