• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

BỆNH SỎI NIỆU ĐẠO TRÊN CHÓ MÈO

BỆNH SỎI NIỆU ĐẠO TRÊN CHÓ MÈO


I/ Khái niệm

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp trên hệ tiết niệu của chó, mèo. Tùy theo vị trí mà có sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Trên thực tế sỏi thận ít gặp vì đa số sỏi niệu được hình thành ở bàng quang.

Theo thành phần hóa học sỏi tiết niệu bao gồm sỏi struvite, sỏi urate, sỏi oxalate và sỏi cystin. Trên 50% sỏi bàng quang là sỏi struvite, còn lại là sỏi oxalate, sỏi urate và sỏi cystin. Sỏi struvite thường gặp trên chó cái. Sỏi tiết niệu xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở chó già từ 4 - 6 năm tuổi và bệnh có liên quan nhiều đến tập tính nuôi nhốt thời gian nhịn tiểu lâu, làm nước tiểu lắng động dễ hình thành sỏi, yếu tố về biến dưỡng do chức năng lọc thải của thận, do thành phần dinh dưỡng của thức ăn cũng như yếu tố di truyền (giống chó Damaltia, Cocker thường hay sỏi niệu đạo). Ngoài ra sự nhiễm trùng đường niệu do Staphylococcus.spp là một trong những yếu tố đáng lưu ý trong việc hình thành sỏi struvite.

II/ Triệu chứng lâm sàng

Chó, mèo bị sỏi tiết niệu thường đau vùng bụng, bụng căng cứng dáng đi lom khom, lưng cong, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu không kiểm soát, tiểu ra máu hoặc bí tiểu. Trường hợp nặng có thể ngất sau mỗi lần rặn tiểu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng và chỉ được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe định kỳ và chỉ thường gặp trên chó cái do đường niệu quản lớn và ngắn hơn là trên chó đực.

III/Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi tiết niệu, ngoài các biểu hiện lâm sàn vừa kể trên cần phải kết hợp các phương pháp khác như: siêu âm, chụp X-quang đường hệ niệu có cản quang hay không cản quang và xét nghiệm máu, nước tiểu. Để xác định chính xác số lượng các viên sỏi và vị trí sỏi trên đường tiết niệu, tình trạng nhiễm trùng huyết và đánh giá chức năng của thận, những chẩn đoán này là rất quan trọng để quyết định phương pháp: điều trị nội khoa hay phải phẩu thuật

VI/ Điều trị

Điều trị sỏi tiết niệu là một công việc rất phức tạp và lâu dài. Tùy vào vị trí sỏi,

kích thuớc sỏi, thành phần hóa học của sỏi cũng như tình trạng ứ nước của thận để lựa

chọn cách điều trị thích hợp chỉ điều trị nội khoa khi sỏi còn nhỏ chưa gây tắt nghẽn thật sự trên thú.

Dưới đây xin gợi ý một vài phác đồ điều trị nội khoa sỏi tiết niệu.

- Thuốc kháng sinh: Dùng khi chó có các dấu hiệu của viêm thận, viêm bàng quang khi nước tiểu có nhiều bạch cầu thì mới sử dụng một trong những loại kháng sinh có tác dụng trên đường tiết niệu: như nhóm cephalo, nhóm quinolon. Kháng sinh gây độc trên thận (như nhóm aminoside) tuyệt đối không được sử dụng.

- Thuốc giảm đau, an thần tác động đến hệ thần kinh trung ương: Sử dụng trong trường

hợp thú có dấu hiệu đau quặn vùng thắt lưng, tuỳ thuộc vào mức độ đau mà có thể chọn

một trong các loại thuốc sau: ketoprofen, diazepam

- Thuốc chống co thắt, gây giãn cơ trơn, giãn niệu quản: Spasfon.

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn ít đạm, ít khoáng… thức ăn được khuyên dùng trong trường hợp này là Urinary của Royal, thức ăn này có tính năng làm kiềm hóa nước tiểu ngăn cản sự hình thành sỏi và làm mềm những viên sỏi cứng đang tồn tại trên niệu đạo chó mèo từ đó chúng có thể tiểu ra cùng nước tiểu .

- Sử dụng thuốc bào mòn và làm tan sỏi: Thuốc này cần phải sử dụng lâu dài mới thấy được hiệu quả, cần tái khám siêu âm lại theo định kỳ và khi sỏi đã thực sự hết thì 6 tháng vẫn phải duy trì thuốc lại 1 tháng để chống tình trạng tái lập sạn mới. Các thuốc có thể sử dụng: Amonium chloride trong sỏi struvite, Allopurinol trong sỏi urate. Methionine trong sỏi struvite. Phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu trong trườn hợp bí tiểu, dễ dẫn đến nguy cơ vỡ bàng quang.

Cần phải tiến hành phẩu thuật ngay khi thấy bí tiểu trên 24 giờ, bụng đau, bàng quang căng cứng việc thông tiểu thất bại, kết quả siêu âm, x-q có thấy sỏi... thì cần phải mỗ lấy sạn ngay để giải áp cho thận, tránh tình trạng urê huyết. Đây là những ca phẫu thuật khó mất nhiều thời gian đặc biệt trên chó đực. Tỉ lệ thành công lệ thuộc nhiều vào thời gian phát hiện của chủ nuôi khi việc phát hiện bệnh quá trễ bàng quang đã bị giãn quá mức không còn khả năng hồi phục, hay tình trạng nhiễm ure huyết quá nặng, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng thì việc phẫu thuật lấy sỏi vẫn không mang lại sự thành công cao. Nếu phẫu thuật đã thành công thì sau đó cần phải duy trì chế độ ăn bằng thức ăn Urinary một thời gian sau đó để tránh tình trạng lắng động sỏi mới và giúp làm tan những sỏi nhỏ ở thận, ở cầu quản thận mà phẩu thuật không thể lấy ra hết và sau đó cứ 6 tháng tái khám 1 lần siêu âm kiểm tra sỏi. Đây là bệnh khó khăn trong điều trị do vậy chủ nuôi nên định kỳ 6 tháng kiểm tra sức khỏe chó mèo 1 lần khi chúng trên 4 năm tuổi, không nên cho chúng ăn quá mặn hay nhịn khát và nhịn tiểu quá lâu có chế độ ăn uống hợp lý không nên ăn quá nhiều caxi khi chó già, cần triệt sản để hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường tiểu là một trong những nguyên nhân dễ hình thành sỏi tiết niệu.



Nguồn từ phòng khám Petpro: www.thuypetpro.com

Petpro Veterinary Clinic
 
Top