• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

CÔNG DỤNG CỦA MUỐI

Muối ( nên dùng muối hột, không được sử dụng muối iốt)

1. Sử dụng muối như thuốc diệt ký sinh trùng :

Nếu sử dụng đúng liều, muối có khả năng kiểm soát hiệu quả các nguyên sinh động vật trên mang và da cá la hán.

Nhúng cá trong dung dịch với liều lượng 3% sẽ giúp loại trừ các nguyên sinh động vật nước ngọt từ da, mang và vây. Liều này cũng dùng kích thích việc tiết chất nhầy trên da cá. Cá la hán có thể chịu đựng được liều dùng này từ 30 giây đến 10 phút, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cá. Nói chung nên đưa cá ra khỏi dung dịch muối ngay khi thấy cá có biểu hiện mất thăng bằng hoặc lăn mình trong nước. Nếu thấy hiện tượng đó, lập tức đưa cá ra khỏi dung dịch muối và cho cá vào hồ nước nuôi không có muối.

Nếu việc nhúng cá không thể làm được, cá la hán có thể được đặt vào trong môi trường nước lợ 1% muối (1 kg muối cho 100 lít nước) từ 30 phút đến vài giờ. Cách này cũng có cùng hiệu quả với việc nhúng cá, giúp loại thải đi ngoại ký sinh trùng và tăng cường tiết chất nhầy. Liều dùng này cũng giúp cá mau lành vết thương trên da.

Một dung dịch loãng từ 0,1 đến 0,2% muối (100g đến 200g muối cho 100 lít nước) có thể sử dụng liên tục trong hồ nuôi.

Nồng độ này loại trừ rất hiệu quả các ngoại ký sinh trùng đơn bào. Cá la hán rất thích hợp với nồng độ này trong thời gian lâu dài.

2. Sử dụng muối khi vận chuyển và thao tác cá ( vớt cá,…)

Khi vận chuyển hay thao tác cá, cá la hán sẽ sử dụng rất nhiều năng lượng cho việc điều hòa thấm thấu trong cơ thể (để tạo trạng thái cân bằng với môi trường nước). Cá la hán có khuynh hướng tích nước trong suốt thời gian vận chuyển hay thao tác do nước từ môi trường bên ngoài đi qua mang vào trong máu cá. Để bù đắp cho sự mất cân bằng thấm thấu này,cần phải gia tăng hàm lượng muối ở môi trường nước bên ngoài, ức chế hiện tượng nước qua mang và giúp cá không mất năng lượng để điều hòa thẩm thấu. Muối có thể cung cấp trong trường hợp này với nồng độ từ 0,1 đến 0,3 % ( 100 g đến 300 g cho 100 lít nước) sẽ giúp giảm nhẹ sốc thẩm thấu cho cá trong suốt thời gian vận chuyển hay khi thao tác cá trong hồ.

Việc sử dụng muối liều cao trong thời gian ngắn có tác dụng chống ký sinh trùng. Sử dụng muối với nồng độ thấp trong thời gian dài hơn giúp cân bằng thẩm thấu, gia tăng tiết chất nhầy bảo vệ da ( da rất dễ bị tổn thương trong suốt thời gian thao tác hay vận chuyển).

3. Sử dụng muối để phòng và trị bệnh máu nâu :

Bệnh máu nâu gây ra do sự tích tụ nhiều nitrite (NO2) trong nước. Trong nước ngọt, độc tính của nitrite có liên quan trực tiếp đến nồng độ chlotid (Cl) , vì các phân tử nitrite và chlorid cạnh tranh nhau vị trí bám trên mang và vào máu. Nếu nồng độ Chlorid trong nước tăng lên, khả năng xâm nhập nitrite qua mang vào máu sẽ giảm.

Vấn đề ở đây là hàm lượng Chlorid trong muối rất cao. Do vậy, hàm lượng chlorid ở 20 ppm ( khoảng 10g cho 100 lít nước) được khuyến cáo là liều tối thiếu để đề phòng độc tính của nitrite trong hồ nuôi.
 

Nika

T.Viên Năng Động
thanks
 
Top