• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

3 LOẠI BỆNH CHÓ HAY MẮC PHẢI CHỚ CÓ XEM THƯỜNG

Tamapu Pet

New Member
Để cún nhà bạn luôn khoẻ mạnh , việc phòng tránh và hiểu biết về các loại bệnh ở chó hay mắc phải là điều rất quan trọng. Dù cún yêu của bạn đang là chó trưởng thành hay là chó con thì cũng đừng nên chủ quan bỏ qua các kiến thức về các loại bệnh này.

3 loại bệnh thường gặp ở chó bạn không nên bỏ qua

Parvovirus
Nếu các bé nhà bạn có những triệu chứng như thế này:
  • Bị tiêu chảy liên tục, phân có máu hoặc bốc mùi tanh khó chịu
  • Chó có biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi.
  • Hay nằm ủ rũ nguyên ngày.
  • Biếng ăn, bỏ ăn hoặc có biểu hiện mất nước

Nếu có các biểu hiện trên, hẳn cún đã mắc phải căn bệnh Parvovirus quái ác. Parvovirus rất hay xảy ra, lây lan nhanh và gây tử vong cao với chó non dưới một năm tuổi, đặc biệt chó chưa được tiêm phòng bệnh bằng vaccine.

Pavovirus xảy ra trầm trọng với phần lớn chó non, nhưng chó trưởngthành cũng vẫn có thể mắc bệnh này. Can thiệp sớm vẫn có thể điều trị được, nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong trên 80% chó chết vì bệnh Parvo.Do chủ nuôi chó chưa hiểu biết về bệnh Pavo nên để chó của mình quá muộn không điều trị, bệnh xảy ra nhanh và chó thường chết sau 48-72 giờ kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên.

Đặc biệt loại virus này chỉ lây cho cùng loài,tức là không thể lây từ mèo qua chó hoặc từ chim cho mèo…, nhưng có thể lây virus qua tiếp xúc. Virus này tồn tại trên quần áo, thức ăn, sàn nhà, lồng nuôi có thể đến 5 tháng và lâu hơn trong các điều kiện thuận lợi nên việc thăm viếng, vuốt ve cũng là một nguy cơ lớn để bệnh lây lan.

Thật nguy hiểm đúng không nào vì khả năng gây tử vong của loại bệnh này rất cao. Nhưng không phải là không có cách nào phòng chống. Hầu hết Bác sỹ thú y sẽ đề xuất cho chó con được tiêm phòng bệnh do parvovirus khoảng tám tuần tuổi. Nên lưu ý rằng không nên tiêm phòng bệnh quá sớm cho chó con vì không đủ khả năng để đáp ứng miễn dịch.

Bệnh dại
Một loại bệnh thứ 2, người nuôi chó nên quan tâm, đó là căn bệnh dại. Loại bệnh này chia thành 2 thể phân biệt: thể điên và thể bại liệt.
Thể điên
Khi xét về thể điên, bạn nên lưu ý khi chó có các biểu hiện đáng ngờ như:

  • Mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép.
  • Không còn cảm giác, lao vào mọi người kể cả chủ nó và các con vật khác để cắn xé.
  • Thời kỳ này chó bỏ ăn hoặc nhai nuốt tất cả vật gì mà nó gặp trên đường đi. Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi ghê rợn khác hẳn với trạng thái bình thường.
  • Vài ngày sau đó chó bỏ nhà đi hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rạc, kiệt sức, bại liệt vơí những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé. Bệnh tiến triển trong vòng 2- 5 ngày chó suy kiệt rồi chết.

Loại bệnh dại ở thể điên này, không phải thành bệnh ngay mà nó có một thời gian ủ bệnh sau đó mới bắt đầu lên cơn dữ dội.
Thể bại liệt
Đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường:

  • Ngơ ngác, bồn chồn, đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Sau đó chó lặng lẽ chui vào một xó tối nằm im, do đó gọi là thể dại im lặng hoặc thể dại câm, khác hẳn với thể điên cuồng.
  • Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng.
  • Sau khi phát bệnh từ 3 – 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.

Thật buồn vì loại này vẫn chưa có thuốc đặc trị chuyên dùng. Chúng ta chỉ có cách phòng chống bằng cách cho các bé tiêm phòng bệnh dại ở chó mèo. Và đa số các chó bị mắc bệnh dại thường đa phần ở thể điên, thể bại liệt chiếm khoảng 20-30% số chó bị bệnh dại.

Bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính
Nhìn chung, các loại bệnh thường mắc phải ở cho đều liên quan đến đường tiêu hoá. Bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính là một điển hình.

Loại bệnh này lại có 3 nguyên nhân mắc phải và vào thời điểm nào trong năm đều có thể mắc phải. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng và ẩm ướt như thời tiết ở Việt Nam thì lại dễ dàng phát tán bệnh hơn.

Có thể kể đến 3 nguyên nhân gây bệnh:

Do giun móc (Ancylostoma caninum): giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những chỗ bị tổn thương gây thành bệnh viêm ruột cấp.

Do virus: Virus Parvo, Virus Care khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.

Do vi khuẩn : Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli… Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.

Biểu hiện
  • Vài ngày đầu chó ít ăn hoặc bỏ ăn, sốt 39,5 – 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy.
  • Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh.
  • Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiệûn: mắt trũng, bụng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.
  • Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá. Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp . Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.
Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 – 100% trong thời gian 2 – 4 ngày. Một số chó qua khỏi nhưng chuyển thành thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.

Bệnh này bạn có thể chủ động phòng chống trước khi chó mắc phải
  • Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli. Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
  • Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Vimectin cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.
  • Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.
______TAMAPU PET______

Địa chỉ: www.tamapu.com

Facebook: fb.com/tamapupet

Điện thoại: 0902.606.610





 
Top