• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Bệnh lỵ và thương hàn ở Gà

Canavaro

Active Member
BỆNH LỴ VÀ THƯƠNG HÀN Ở GÀ
NGUYÊN NHÂN:

Hai bệnh này trên thực tế coi như một bệnh, do 2 loại vi trùng Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum gây nên.
Bệnh có thể lây truyền qua trứng của gà mái bệnh, gà con mới nở bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy. Gà bệnh sống sót còn lại trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác.

TRIỆU CHỨNG:

Ở gà con: Bệnh xảy ra ở thể cấp tính, trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, thai chết trước khi nở, nếu nở ra cũng ốm yếu và chết ngay sau đó.
Gà bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng xệ xuống do lòng đỏ không tiêu, tiêu chảy phân màu trắng. Phần lớn bệnh hết sau 2 – 3 ngày nhưng cũng có khi kéo dài 1 – 2 tuần. Trường hợp này gà bị viêm ruột nặng và chết.
Ởí gà lớn: Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính, gà gầy yếu, ủ rũ , lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, bụng tích nước, trương to. Phân có màu trắng bết ở hậu môn, tiêu chảy. Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu.
Đôi khi xảy ra ở thể cấp tính do nhiễm trùng huyết, gà đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy nặng. Bệnh tích
Gà con: Lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám, hôi thối. Lách sưng to gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Ruột tụ máu, xuất huyết có sự tích tụ Fibrin. Trường hợp nặng niêm mạc ruột loét, trực tràng hoại tử. Một số gà bị viêm khớp, thường là khớp đầu gối.
Gà lớn: Gà gầy, viêm hoại tử ở các cơ quan phủ tạng. Gan sưng , trên bề mặt của gan có những nốt hoại tử to nhỏ không đều, cơ tim, phổi, mề bị hoại tử. Bao tim bị viêm, dày lên có chứa dịch thẩm xuất. Lách sưng to, ruột viêm hoại tử, xuất huyết thành từng vệt trên niêm mạc. Buồng trứng bị viêm dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng, thành bụng dính lại với nhau. Xoang bụng có nhiều dịch viêm. Một số con bị viêm khớp mãn tính. Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn.

PHÒNG BỆNH:

Chủng ngừa trong bệnh thương hàn ít hiệu quả nên ít được thực hiện. Việc áp dụng các qui trình quản lý và vệ sinh là quan trọng nhất.
Gà, trứng phải mua những nơi, trại không có bệnh. Gà mới mua về phải cách ly và theo dõi. Nuôi cách ly gà lớn với gà con. Định kỳ trộn kháng sinh hay Sulfamid vào thức ăn hay nước uống.
Định kỳ kiểm tra máu gà, những đàn bị nhiễm hơn 20% không giữ làm giống. Máy ấp và trứng ấp phải sát trùng kỹ.
Nếu bệnh xảy ra ở gà con với số lượng ít thì nên loại cả đàn để trừ nguồn bệnh. Nếu bệnh xảy ra cả đàn với số lượng lớn nên loại bỏ những con nặng, điều trị những con nhẹ để hạn chế tổn thất kinh tế. Những gà này chỉ được phép nuôi lấy thịt.

ĐIỀU TRỊ:

Đối với gà nuôi thịt và gà đẻ trứng thương phẩm có thể dùng các thuốc kháng sinh để trị bệnh như sau:
- Vime - Apracin :1g/ 3-4kg thể trọng liên tục 3-5 ngày.
- Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-25kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày.
- Norflox 20 : Pha 25-50ml cho 100ml nước cho gà uống từ 3-5 ngày.
- Vimexysone C.O.D : Tiêm bắp 1ml/5-7kg thể trọng/ngày,liên tục 3-5 ngày.
- Vimethicol 200 : Tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng/ ngày, liên tục 3-5 ngày
Cho uống thêm :
- Vime C - Electrolyte: Liều 1g/2 - 4 lít nước, cho uống tự do hằng ngày theo nhu cầu.
- Aminovit : Hòa 100g vào 500 lít nước hoặc 200 kg thức ăn, cho uống, ăn theo nhu cầu hằng ngày.
- Vimeperos : 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ, pha nước uống tự do.(Vemedim)
 
Top