• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Cách khiến chó nhà ngừng sủa hiệu quả

th.ahn

New Member
Nguyên nhân chó hay sủa?
Nhìn chung, những chú chó nhà thường hay sủa khi gặp người lạ, thậm chí nhiều bé chó còn sủa cả người quen khi mừng, và gây ảnh hưởng tiếng ồn đến những hộ gia đình xung quanh. Thật ra, điều này cũng dễ hiểu thôi vì bé đang muốn bảo vệ bạn và những người thân trong nhà. Ngoài ra chó còn sủa khi muốn gây sự chú ý của bạn: Chó muốn bạn chơi cùng, đang ốm, đang đói hoặc khát nước,…Một số giống chó cũng sủa nhiều hơn các giống chó khác như: Chó Chihuahua, chó Corgi, chó cỏ, chó Becgie
Khi chó sủa có rất nhiều âm thanh và tần số khác nhau mang theo những ý nghĩa riêng.

1. Tiếng con chó sủa to, liên tục, dữ dội
Đây hẳn là tiếng sủa trong tình huống nguy hiểm mà chó của bạn đang không cảm thấy an toàn.
Có thể có một bóng người nào đó, hoặc một tiếng động ở quanh nhà bạn khiến chó lo sợ và muốn tìm cách báo động đến bạn.
Ngoài ra, tiếng có sủa dữ dội cũng có thể là do chú chó đang gặp nguy hiểm hoặc bị đánh. Lúc này, bạn cần phải tìm hiểu ngay chú chó của mình đang gặp vấn đề gì.

2. Chó sủa lại chủ
Đôi khi chú chó của bạn cảm thấy buồn chán và muốn bạn chơi cùng chúng, chúng cũng có thể sủa một cách vô thức và kèm theo hành động vẫy đuôi với bạn.

4. Tiếng chó sủa đuổi mèo, chuột
Chú chó của bạn phấn khích trước một vật thể chuyển động nhanh như mèo, chuột, bọ hoặc các món đồ chơi yêu thích.
Chúng sẽ phát ra những tiếng sủa mạnh, ngắn, chói tai thể hiện sự phấn khích của mình.

5. Tiếng chó sủa gọi bạn
Chó là một loài có tập tính xã hội cao nên hẳn nhiên là chúng yêu thích việc chơi đùa với bạn bè của mình. Bạn có thể sẽ bắt gặp những chú chó gầm gừ, sủa lớn tiếng hoặc sủa liên tục khi gọi bạn của chúng.

Cách khắc phục

Việc chó sủa khi gặp người lạ là bản năng của chó để bảo vệ lãnh thổ. Những lúc này bạn không nên la mắng chú chó khiến nó trở nên kích động hơn mà nên tạo khoảng cách giữa chó của bạn với người lạ. Nếu được huấn luyện kĩ càng từ nhỏ thì chúng ta cũng có thể hạn chế được việc các bé cứ sủa liên tục kể cả người đi ngang qua nhà bạn.
  • Bạn có thể giữ lấy mõm của chú chó và ra dấu im lặng, chó sẽ không sủa nữa.
  • Bỏ qua những tiếng sủa: Đôi khi cún nhà bạn sủa lên ầm ĩ với mục đích lôi kéo sự chú ý của chủ nhân, để vui chơi, đùa giỡn với chúng. Đừng lại gần, đừng la mắng, chạm vào, nhìn và thậm chí cố tình phớt lờ đến khi chó cưng dừng lại hẳn. Lúc đó, hãy xoa đầu khen ngợi nó vì đã im lặng.
  • Ghi danh vào một trường huấn luyện chó để kiểm soát hành vi sủa của chúng, khiến nó trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn.
  • Cho cún cưng của bạn đồ chơi hoặc món ăn mà chúng thích, Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì sẽ hình thành một thói quen sủa để “đòi” đồ cho chó của bạn.
  • Giữ bình tĩnh và không la mắng hay đánh đập, quát tháo. Nó sẽ chỉ khiến chúng thất vọng, giận dữ dẫn đến việc sủa nhiều hơn.
 
Last edited:
Top