• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Cơ bản về chăm sóc hamster

hamstercandy2212

hams hăng hái
Cái này mik trích dẫn ờ http://news.zing.vn/xa-hoi/hamster-online/a12666.html nha!

Hamster ký sự :le_luoi: :143163ljogging:
Dĩ nhiên không phải teen nào cũng rủng rỉnh tiền để mua các bé hammy ở những “cửa hàng hiệu”. Vì vậy, không ít bạn đã tận dụng thế mạnh của Internet để tìm thông tin mua - bán và trao đổi hamster, đồ chơi cho hams.
Chiều qua, mùng 4 tháng Giêng, tụi mình thử gõ cụm từ “mua bán hamster”, Google cho ngay kết quả: 48.900 địa chỉ liên quan (có khả năng bị trùng do một người có thể rao hàng ở nhiều nơi), và 29 blog (chắc cũng chưa thật chính xác) phục vụ loại hình kinh doanh này.

Hầu hết các cửa hàng ảo trên mạng đều do chính những teen nuôi hamster lập ra. Gọi cửa hàng cho oai, chứ thực chất các bạn chỉ tự quảng cáo trên các diễn đàn lớn như yeuthucung.com, hamstervn.net, hoặc Box Mua Bán thuộc vài diễn đàn nổi tiếng khác. Vì không phải tốn phí thuê cửa hàng và… nhân viên, nên giá cả cực kỳ mềm, vừa túi tiền của teen lắm.
Vui nhất là đi up chủ đề đang rao hàng. Theo quy luật của các diễn đàn, một chủ đề có bài mới sẽ nằm ở trên cùng, bài không có ai tham gia sẽ bị đẩy xuống dưới. Dĩ nhiên ai cũng muốn bài mình dễ thấy nhất nên tự mình post bài với nội dung: “Up up up nè”, “Tự up bài của mình, hehehe…”. Nếu bạn quen biết và có nhiều thiện cảm từ thành viên khác, họ sẽ giúp bạn up bài - như bạn rubyforever bên yeuthunho.net, do bán thức ăn và cát tắm chất lượng, lại rẻ nên không hẹn mà các thành viên khác cũng up dùm chủ đề hoài.

Trước kia, hai bên mua và bán chỉ mặc cả ngay trên diễn đàn, hoặc qua điện thoại, vì người bán không cho tên thật, không cho nick chat do ngại nhiều điều phiền phức, mà quản lý diễn đàn cũng không yêu cầu. Nay, phần lớn các bạn gặp gỡ bên Yahoo! Chat sau khi xem hình các bé hammy hoặc đồ chơi, lồng và thấy ưng ý, ưng giá. Họ cũng có thể trao đổi với nhau qua điện thoại để đặt hàng, rồi tùy “giao kèo” mà người bán có thể mang đến tận nhà cho khách hàng. Bởi các teen nói chung khá cởi mở và thoải mái, vừa bán vừa kết bạn cùng sở thích với nhau luôn. Khá là vui, và cũng đầy ngẫu hứng!
Quả thật, mua bán trên mạng không giống như bạn ra ngoài tiệm tha hồ ngắm các bé hammy hoặc các món đồ. Vì phần lớn các cửa hàng ảo thường… trưng ảnh hammy lấy ở đâu đó (không phải ảnh thật các bé mà họ cần bán). Cũng khó trách các chủ blog hay cửa hàng ảo này, do không phải teen nào cũng có máy ảnh (nhất là máy xịn), hay biết cách chụp ảnh hammy nhà mình để post lên mạng. Tuy vậy, việc đưa ảnh “hàng hoá” không đúng sự thật có khi cũng nhằm che giấu một thực trạng khác: có những bạn chuyên mua gom từ các bạn khác với giá rẻ như bèo, rồi bán lại với giá trên trời, nên làm gí có ảnh bé iu để rao (chuyên mua gom này dĩ nhiên bị các thành viên kỳ cựu ở các diễn đàn phản đối quyết liệt).


Lời khuyên dành cho mọi người là: :Onion32:

1. Trước khi quyết định gọi cho người bán, bạn nên rảo một vòng qua tất cả chủ đề để chọn ra chủ đề đáng tin cậy nhất, giá tốt nhất, với đầy đủ thông tin rồi mới nên nghĩ tới việc gọi điện thoại liên lạc với họ.

2. Khi muốn mua hamster, bạn ít ra cũng nên nắm chắc một số nguyên tắc sau:
- Người bán phải có uy tín trên diễn đàn (có nhiều bài, có tham gia thảo luận tích cực, đóng góp bài viết tốt…)
- Đừng vì giá rẻ mà vội vàng mua ngay! Cần thấy rõ sự đảm bảo từ phía người bán, với địa chỉ, số điện thoại, tên họ của người bán và hình ảnh rõ ràng của chính các bé hammy họ muốn bán.
- Có kiểm chứng từ nhiều khách hàng trước.
- Liên lạc bằng điện thoại trước, hẹn giờ đến xem. Khi xem, nên kiểm tra kỹ xem bé hammy bạn chọn có hiện tượng bệnh tật nào không, tình trạng lông của bé có bết lại, dơ bẩn,…Tốt nhất, nên nhờ người có kinh nghiệm đi cùng.



Vì bài hơi dài nên mình đã chỉnh lại r! Nếu có sai sót, mong mọi người thông cảm! :lau_mo_hoi:
 

Kem_Ốc_Quế

S.U.E
Staff member
Super Moderator
Like cho b ^^
M đã sửa những phần màu đỏ sang màu xanh đậm nhé,màu này ko đẹp như màu đỏ nhưng cũng rõ ràng nhé-Hix-1 bài b dùng nhiều màu quá :lau_mo_hoi: :lau_mo_hoi: :lau_mo_hoi:
 

hamstercandy2212

hams hăng hái
Khi bạn có 1 bé bear mới và mọi người sẽ hỏi bạn bé màu gì ? Và với bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn tự tin gọi tên màu của bé 1 cách chính xác - được công nhận bới các hiệp hội hamster trên thế giới. Và tất nhiên đó sẽ là 1 tên bằng tiếng Anh, một ngôn ngữ quốc tế thông dụng.

Thông tin mình cung cấp sau đây được tổng hợp từ theo các tiêu chuẩn chung (standard) của Hamster UK, USA và EU.

Bear hay còn gọi là Syrian Hamster là 1 trong những chủng lọai hamster có màu sắc và các bố trí màu lông đa dạng với nhiều kiểu hình khác nhau.

Đầu tiên là các kiểu lông:

Short haired - Lông ngắn hay còn gọi là lông sát, đây là kiểu lông đặc trưng cơ bản của bear.



Long haired - Lông dài hay lông xù, ở bé đực và cái có sự khác nhau rõ rệt, bé cái lông dài nhưng ko dài hơn bé đực. Nên thường thấy bé cái được gọi là xù ngắn, còn bé đực đến tầm 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu phát triểu lông dài hơn và xù lên rất nhiều so với khi còn nhỏ.


Rex - Lông quăn, xuất hiện cùng trong kiểu Short haired hay Long haired, được nhận biết qua phần râu của bé cũng quăn theo kiểu lông. *** Không nên cho lai ghép 2 bé Rex với nhau vì sẽ ảnh hưởng lớn đến lông mi mắt và râu của thế hệ con cháu. Các phần này sẽ quăn và cong nhiều hơn, dẫn đến bị kích ứng ở mắt và mất phương hương.


Satin - Lông ánh kim, có thể cùng xuất hiện ở các kiểu lông, như 1 đặc tính bổ sung. *** Không nên lai géhp 2 bé Satin với nhau, vì thế hệ con cháu sẽ có bộ lông rất tệ, mỏng manh, thưa thớt và nhờn dầu.

Umbrous - không giống như các kiểu lông ở phía trên, Umbrous mô tả về vấn đề lông của hamster được phủ một lớp màu xám ở phía trên màu chính của lông, khiến màu lông của bé trông tối hơn. Umbrous ko phải là 1 kiểu màu lông riêng biệt của hamster, mà chỉ là 1 thành phần trộn lẫn với màu gốc. Ví dụ, màu Cream có tính chất Umbrous sẽ là màu Sable.


Đặc tính thứ 2 để gọi tên màu cho bear là kiểu phân bố:

Solid - một màu duy nhất phấn bố trên cơ thể bé.



Banded - tên gọi ở VN là khoang. Đó là cách phân bổ màu trắng ở phần giữa trên cơ thể và mảng màu này kết thúc tại 2 tai của bé.


Dominant Spot - Còn gọi là đốm. Thường thì là phần cơ thể trắng của hamster có những đốm màu, nhưng cũng có thể có thêm những màu khác màu trắng nữa. *** Không nên cho lai ghép 2 bé Dominant Spot, vì theo thống kê có đến 25% nguy cơ baby chết trong tử cung mẹ trước khi đc sinh ra.


Tortoiseshell - màu vàng đốm trên cơ thể bé, xuất hiện ờ tất cả các màu, ngọai trừ Cream và Umbrous. Đặc biệt màu này chỉ có ở bé cái thui.


Roan - màu trắng xen lẫn trong màu của lông, và phần đầu hamster có màu đậm hơn phần còn lại của cơ thể. Màu này chỉ xuất hiện trên nền tảng màu Cream, còn ở những màu khác thì thể hiện dưới dạng bụng màu trắng. *** Không lai ghép 2 bé Roan với nhau, vì thế hệ sau sẽ có mắt "màu trắng".

Recessive Dappled - màu trắng phân bố ở trên cơ thể và tạo thành 1 vệt giống như ngọn lửa hay con mắt hoặc 1 vệt màu trắng trên trán. Ở VN còn gọi là đầu bò hay đầu sừng.


Tri-color - cái tên đã nói lên sự bố trí màu sắc trên cơ thể hamster, đó là có 3 màu trở lên.


Phần tiếp theo là màu sắc của lông. Có 2 lọai màu, một là màu đặc trưng - Agouti, được thể hiện màu ở vị trí bên rìa má và màu lông nhạt ẩn bên dưới của phần lông trên cơ thể.



Golden - là màu đặc trưng diển hình của bear, ngay cả ở ngòai tự nhiên. Lông màu nâu vàng, rìa má ​​màu đen, lông tơ màu xám của đá, phần đầu ngọn lông màu tối, phần khoang cổ và bụng màu ngà voi và tai màu xám.


Cinnamon - (Quế) màu da cam với lớp lông tơ màu xám, bụng trắng ngà, mắt đỏ và cành sậm hơnkhi lớn tuổi và tai màu sáng.

Rush - có màu sáng hơn so với Golden, với rìa má màu nâu rỉ sắt, chân lông màu nâu xám, tai nâu và đôi mắt thậm chí màu nâu.


Dark Gray - màu xám đen với rìa má đen, bụng màu ngà voi. *** Mang di truyền bệnh "Kinky tail" - một bệnh về đuôi bị cong. Có vẻ như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng khi lai ghép sẽ di truyền qua con cái, và càng về sau những thế hệ Drak Gray tiếp theo sẽ chịu ảnh hưởng lớn của bệnh "kinky tail", ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế cấu tạo cột sống (bệnh nứt cột sống).


Light Gray - giống Dark Gray với màu xám nhẹ, cùng với màu Cream nhẹ pha trộn. *** có đến 25% nguy cơ baby chết trong bụng mẹ trước khi sinh khi lai ghép 2 bé Light Gray với nhau.


Silver Gray - về cơ bản trông giống như Golden nhưng là màu Silver. Có 2 phiên bản khác nhau của màu này, phụ thuộc vào vấn đề baby có gen từ cha hoặc mẹ hoặc cả hai. Các dị hợp tử cho màu hơi nâu kemm trong khi đồng hợp tử lại có màu bạc nhiều hơn.


Red eyes Silver Gray - hay còn gọi là Blonde với đôi mắt màu đỏ. Có 2 dạng khác nhau một là gần như trắng, hai là màu xám nhẹ pha trộn với màu cream.


Yellow - màu nâu nhạt gần giống cream, với rìa má màu nâu. Đây là gen liên kết giới tính, với 1 bé Yellow đực thí mẹ sẽ cần là Tortoiseshell, còn nếu là bé cái thí mẹ cần là Tortoiseshell và bố là Yellow, hoặc mẹ cũng là Yellow.


Beige - màu be là màu rất hiếm, được hình thành bằng cách kết hợp giữa Rust và Dark Gray.


Honey - màu mật ong, một màu dễ nhầm lẫn với màu vàng trên hamster, là sự kết hợp giữa Cinnamon và Yellow.


Lilac - là sự kết hợp giữa Cinnamon và Drak Gray, thế hệ con cháu có kích thước nhỏ hơn về sau khi cho lai ghép.


Smoke Pearl - là sự kết hợp giữa Drak Gray và Yellow, vì Yellow liên quan đến gen giới tính nên sẽ có 1 chút sự khác biệt giữa bé đực và bé cái. Chịu sự ảnh hưởng của gen Drak Gay nên Smoke Pearl thế hệ sau có kích thước nhỏ hơn bình thường và mang di truyền bệnh "Kinky tail".


Sepia

Và thứ hai là màu cơ bản - Self, hoàn toàn 1 màu, không tính phần màu lông ở chân và mảng màu nhỏ trên ngực.


Black - màu đen, và trở thành màu nâu sẫm khi bé về già. Panda bear là tên gọi khác của Black banded (đen khoang trắng), vì trông chúng giống gấu trúc nên được gọi như vậy.



Dove - là sự kết hợn của Black và Cinnamon, trông có vể giống màu xám (xám khói).


Chocolate - là sự kết hợp của Black và Rush, với mắt màu nâu đen.


Champagne - là sự kết hợp của của các cặp hamster khác nhau, giữa Black, Cinnamon và Chocolate. Có 2 màu mắt là đỏ hoặc nâu.


Yellow Black - màu vàng với những vệt đen trộn lẫn, càng về già màu đen càng đậm hơn.


Cream - Black eyes Cream là 1 gen màu tốt và là màu cơn bản, với tai đen, mắt đen. Nếu bé của bạn là kết hợn của Cream và Black thì màu đen sẽ bị ẩn đi bởi màu cream.


Red eyes Cream - với tai hồng, mắt đỏ, là sự tương tác giữa Cinnamon và Black eyes Cream.


Sable - là kết hợp giữa Black eyes Cream và Umbrous, với đặc điểm màu cream vòng quanh mắt mà ta thường gọi là mắt kính.


Mink - phiên bản mắt đỏ của Sable, và càng trở nên xám nâu khi lớn tuổi.


Copper - là sự kết hợn thế hệ của 4 màu Cinnamon, Black eyes Cream, Umbrous và Rush. Do thừa hưởng từ gen lặn nên màu này rất hiếm.


Ruby eyes Cream - sự kết hợp của Black eyes Cream và Ruby eyes Fawn, với gen màu Ruby eyes Fawn đã hiếm thì gen màu này còn hiếm hơn. Đó là lý do vì sao mình ko có hình minh họa cho bé này.

Black eyes Ivory - là kết quả của sự kết hợp giữa Black eyes Cream với 1 trong 3 gen màu Light Gray hay Dark Gray hoặc Silver Gray.


Red eyes Ivory - giống như Black eyes Ivory nhưng thế hệ kế tiếp sẽ kết hợp với Cinnamon để cho ra màu mắt đỏ.

Black eyes White

Black eared White (Albino) - sự đột biến về gen. Bạn sẽ nghỉ bé hamster này có bộ mông màu trắng là sai lầm. Đó là một kết quả của một đột biến gen lặn tự nhiên, được gọi là gen Acromelanic, làm hạn chế màu sắc đến các vùng của cơ thể ở dưới mức bình thường của nhiệt độ cơ thể, tương tự như gen Himalaya ở thỏ, chuột, gerbil - chuột nhảy, cavies - guinea pig và mèo. Cũng giống như các gen Himalaya, nó cũng hạn chế sự phát triển của màu mắt, tạo mắt đỏ (như cũng là trường hợp ở thỏ và cavies - guinea pig). Trong các loài động vật khác, màu sắc bị hạn chế ở một số vị trí, mũi, tai, bàn chân và đuôi. Tuy nhiên hamster, có đuôi ngắn, khuôn mặt thẳng và bàn chân nhỏ, nên tất cả đều có nhiệt độ ấm áp. Kết quả là, khu vực duy nhất của hamster thực sự làm "bị làm tối" và hiển thị màu sắc (màu xám hoặc đen), là tai. Đôi tai có màu hồng khi được sinh ra, và thường không bắt đầu sẫm tối khi tai bé dựng đứng khoảng ba tuần tuổi, và tiếp tục cho đến khi khoảng mười hai tuần tuổi. Đây là trường hợp rất khó xác định chính xác "liệu hamster trắng tai đen có mang gen đột biến Acromelanic hay không ?"
Flesh eared White (Albino) - Cũng giống màu sắc như Black eared White, lông trắng mắt đỏ nhưng tai của bé màu trắng hồng. Có thể bạn sẽ nghĩ đây là bạch tạng, nhưng nguyên nhân là do đột biến gen tự nhiên Acromelanic, àm hạn chế màu sắc đến các vùng của cơ thể ở dưới mức bình thường của nhiệt độ cơ thể, tương tự như gen Himalaya ở thỏ, chuột, gerbil - chuột nhảy, cavies - guinea pig và mèo. Cũng giống như các gen Himalaya, nó cũng hạn chế sự phát triển của màu mắt, tạo mắt đỏ (như cũng là trường hợp ở thỏ và cavies - guinea pig). Trong các loài động vật khác, màu sắc bị hạn chế ở một số vị trí, mũi, tai, bàn chân và đuôi. Tuy nhiên hamster, có đuôi ngắn, khuôn mặt thẳng và bàn chân nhỏ, nên tất cả đều có nhiệt độ ấm áp. Kết quả là, khu vực duy nhất của hamster thực sự làm "bị làm tối" và hiển thị màu sắc (màu xám hoặc đen), là tai. Nhưng khác Black eared White, bé này có mang gen của Cinnamon nên tai ko thay đổi màu sắc.

------------------------------------------------------------------

Một số hình ảnh các bé bear trong hamster show tại miền nam nước Anh.

SH - short hair / LH - long hair / F - female / M - male

SH Golden


SH Black eyes Cream


SH Satin Black eyes Cream


LH Black eyes Cream F


LH Cream Satin F


LH Sable M


LH Sable Roan M


SH Honey


SH Mink


LH Mink M

LH Darck eared White M


LH Cinnamon M


LH Cinnamon F


LH Dark Grey F


LH Silver Grey F


LH Black Dominant Spot Banded


LH Cream Dominant Spot F


LH Red eyes Cream Dominant Spot F


LH Cream Banded F

Nguồn:http://petvn.net/?pet=news-detail&id=357&p=
 

hamstercandy2212

hams hăng hái
Thường thì chúng ta được hỏi: "Làm thế nào để chăm sóc cho hamster ?" Đó là một câu hỏi rất khó trả lời vì có rất nhiều cách để nói và hướng dẫn. Dưới đây là một số điều cơ bản để giúp bạn bắt đầu nuôi hamster một cách tốt nhất.

1. Thức ăn cho Hamster dạng hỗn hợp luôn có sẵn ở các cửa hàng vật nuôi. Chúng thường là sự kết hợp của các loại ngũ cốc (đậu nành, lúa mì, bắp (ngô), hướng dương, kê, ba khía, kham ...) Khi mua bạn nên lựa chọn loại thức ăn trộn không có quá nhiều bắp (ngô), vì điều này không thực sự có bất kỳ lợi ích cho hamster của bạn, nó chỉ được sử dụng như chất độn tăng trọng lượng của bịch thức ăn mà thôi. Hamster cũng cần được ăn một vài loại rau xanh, khoảng 3 ngày/lần. Không giống như các động vật nhỏ khác (thỏ, bọ) việc ăn rau mỗi ngày có thể gây tiêu chảy cho hamster vì chúng chứa quá nhiều nước. Hầu hết các loại rau và hoa quả đều tốt. Dưới đây là những loại cần tránh:
Khoai tây tươi.
- Đậu (Kidney bean).
- Hoa quả, rau có vị chua, chát, đắng (cam, chanh, chanh, cà chua).
- Thịt tươi.
- Kẹo , socola.

Một số loại thực phẩm mà bạn không thường nghĩ tới nhưng rất tốt:
- Pho mát, chỉ với số lượng nhỏ bẳng cái tai của hamster.
- Sữa chua tự nhiên, tuyệt vời cho hamster bị bệnh, đặc biệt là nếu chúng đang uống thuốc kháng sinh cho pet.
- Trứng luộc, tốt cho bà mẹ mang thai và cũng có thể cho trẻ sơ sinh.


2. Các ngôi nhà, đồ chơi và chuồng trại cần phải được sạch sẽ và thoải mái để có hamster khỏe mạnh. Càng lớn càng tốt. Ống chui lồng thường không tốt cho hamster, vì chúng có thông gió không tốt, ống nhỏ không phù hợp với Bear (Syria), và cũng thường là loại đắt tiền nhất. Đối với Dwarf Hamster tốt nhất là được nuôi trong một hồ kính hoặc mica, nhựa. Đối với Bear (Syria) thì nuôi trong hồ kính hay lồng cũng phải rộng. Môi trường nuôi ảnh hưởng đến kích thước phát triển cơ thể của hamster rất nhiều, quá trình thích nghi sẽ khiến hamster nhỏ con khi được nuôi trong 1 khu vực chật hẹp. Lồng phải có sàn tầng vững chắc không làm tổn thương bàn chân của hamster. Một quả bóng đồ chơi cũng là cần thiết cho 10 phút tập thể dục mỗi ngày cho hamster.


Wheel là đồ chơi thiết yếu và cần thiết nhất cho hamster. Chúng ta phải lựa chọn chính xác kích thước phù hợp cho kích thước hamster hiện tại và tương lai, để khi chạy hamster ko phải cong người, vất vả vật lộn với cái wheel quá nhỏ so với thân hình của chúng. Wheel phải vững chắc, không có những khe hở, lỗ vì chúng có thể gây chấn thương cho hamster như gãy chân.

Lót chuồng có thể dùng mùn cưa, hoặc giấy lót vệ sinh cho thỏ (rabbit litter). Mùn cưa nhuyễn, bụi không bao giờ được sử dụng vì nó sẽ làm tổn thương hệ hô hấp hamster. Cỏ rơm, chấu thóc cũng nên tránh sử dụng vì vỏ của chúng sắc có thể gây tổn thương, làm hỏng túi má của hamster.

3. Giao tiếp và chơi với hamster là một điều cần thiết phải làm. Hamster của bạn sẽ cần phải được chúng ta chơi với mỗi ngày, để giữ cho chúng cảm thấy hạnh phúc và ko bị bỏ quên.

Thường thì hamster ở cửa hàng vật nuôi ít khi được thuần hóa và bạn sẽ cần phải tiếp xúc với chúng để làm quen. Bạn nên bắt đầu làm quen với hamster sau khi chúng đã về ở nhà bạn một vài ngày. Bắt đầu bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng và vuốt ve hamster của bạn nếu có thể. Bạn có thể "dụ dỗ" hamster của bạn với những món ăn dặm ngon, hay những thức ăn dạng treat như 1 ít rau, trái cây, bánh dinh dưỡng ... Hãy thử để có được 1 khoảng thời gian tiếp xúc với hamster của bạn, chúng sẽ từ từlàm quen với bàn tay của bạn, và bạn sẽ có thể tiếp xúc với một bé hamster quen thuộc. Hamster thuần dưỡng có thể mất 4 tuần hoặc hơn phụ thuộc vào bản thân bé hamster. Đa số các cửa hàng lớn ít khi tiếp xúc hay giao tiếp với những hamster mà họ bán, nên chúng thường ko được thuần hóa, còn những người nuôi tại nhà hay những shop nhỏ thì lại có xu hướng thân thiện và giao tiếp tốt với hamster mà họ nuôi, nên hamster ở đây không nhát người khi được ẵm bế.



Bạn cầm nắm hamster 1 cách chắc chắn, không để rơi hamster từ trên cao xuống, dù chỉ là 1m, nhưng cũng không quá mạnh tay với chúng. Hamster có thể không thực sự thích được "ôm ấp" và chúng sẽ thích bò trên tay bạn cũng xung quanh bạn, chúng coi đó như sự tương tác.

4. Chủng loại và màu sắc thường là những lý do điều kiện để chọn một hamster. Trong các cửa hàng vật nuôi, những cái tên mới lạ được tạo ra để khách hàng cảm thấy có vẻ hiếm hơn hoặc đặc biệt, mà đôi khi chẳng thể tìm thấy trong danh sách chủng loại hay màu sắc được liệt kê, như: ww domiantion spot, golden balck eyes, yellow red eyes, dalmatian, fancy, lao công công, khô đỏ tía, cao trắng ... tất cả chỉ là tên do tự cửa hàng đặt ra mà thôi.

5. Việc nuôi sinh sản hamster cần phải được cân nhắc bởi người nuôi. Đó là 1 công việc khó khăn, hamster chỉ nên được nuôi sinh sản bởi những người biết những gì họ đang làm, và không chỉ làm nó cho vui, thỏa mãn sở thích của bản thân. Hầu hết những người đang nuôi hamster ở VN ko ý thức được việc ghép đẻ hamster, họ coi đó như 1 thú vui hoặc 1 số thì mong muốn kiếm được tiền từ việc cho hamster sinh sản và bán cho người khác. Họ không hề lường đến việc ghép để đồng huyết hay sinh sản quá nhiều, vượt quá sức chăm sóc, kinh phí nuôi của họ, và những bé hamster của những người vô trách nhiệm đó sẽ kết thúc ở 1 nơi nào đó ngoài đường hay được đưa đến những cửa hàng vật nuôi để bán. Hãy suy nghĩ 1 cách cẩn thận về khả năng và mục đích của bạn khi muốn ghép đẻ. Hãy nghĩ về những câu hỏi dưới đây trước khi cho hamster sinh sản:


  • Bạn sẽ làm gì với những hamster baby ?
  • Bạn có thể bỏ ra chi phí là bao nhiêu để nuôi chúng ?
  • Bạn sẽ làm gì khi hamster mẹ mang bầu ?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu hamster mẹ qua đời khi đang chăm con ?
  • Bạn có biết tuổi hamster của bạn khi sinh sản ?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu hamster mẹ ăn con ?
  • Nếu hamster của bạn đẻ ra toàn màu xấu, bạn sẽ làm gì với chúng ?

Có nhiều câu hỏi nữa. Bạn phải suy nghĩ cho chính mình, cho những cuộc sống trong tay của bạn. Việc cho sinh sản không chỉ là niềm vui và trò chơi !

6. Hamster bị bệnh rất khó khắn trong việc chữa trị. Bệnh phổ biến nhất là ướt đuôi, căn bệnh tiêu chảy truyền nhiễm, thường xuất phát từ việc bị stress ở hamster còn nhỏ. Bạn không nên tiếp xúc với hamster nếu bạn bị cảm lạnh vì nó có thể dễ dàng lây bệnh cho bé. Sử dụng những loại vật liệu lót chuồng không rõ nguồn gốc và sai mục đích sử dụng (zeolit bón đìa tôm, chấu thóc, cat sand ... ) có thể gây vết thương, bệnh ngoài ra hay hô hấp cho hamster.
 

Kem_Ốc_Quế

S.U.E
Staff member
Super Moderator
Hix,nguyên cả bài đỏ choét-Đến admin còn ko dùng nhiều màu đỏ vậy đâu b =.=
Đã edit sang màu xanh-Ko nên lạm dụng màu đỏ như này nha b!
Like mở hàng cho b-Bài viết rất bổ ích-Bổ sung cái nguồn nhé ^^
 

Bé Xún

T.Viên Năng Động
hamstercandy2212 said:
Thường thì chúng ta được hỏi: "Làm thế nào để chăm sóc cho hamster ?" Đó là một câu hỏi rất khó trả lời vì có rất nhiều cách để nói và hướng dẫn. Dưới đây là một số điều cơ bản để giúp bạn bắt đầu nuôi hamster một cách tốt nhất.

1. Thức ăn cho Hamster dạng hỗn hợp luôn có sẵn ở các cửa hàng vật nuôi. Chúng thường là sự kết hợp của các loại ngũ cốc (đậu nành, lúa mì, bắp (ngô), hướng dương, kê, ba khía, kham ...) Khi mua bạn nên lựa chọn loại thức ăn trộn không có quá nhiều bắp (ngô), vì điều này không thực sự có bất kỳ lợi ích cho hamster của bạn, nó chỉ được sử dụng như chất độn tăng trọng lượng của bịch thức ăn mà thôi. Hamster cũng cần được ăn một vài loại rau xanh, khoảng 3 ngày/lần. Không giống như các động vật nhỏ khác (thỏ, bọ) việc ăn rau mỗi ngày có thể gây tiêu chảy cho hamster vì chúng chứa quá nhiều nước. Hầu hết các loại rau và hoa quả đều tốt. Dưới đây là những loại cần tránh:
Khoai tây tươi.
- Đậu (Kidney bean).
- Hoa quả, rau có vị chua, chát, đắng (cam, chanh, chanh, cà chua).
- Thịt tươi.
- Kẹo , socola.

Một số loại thực phẩm mà bạn không thường nghĩ tới nhưng rất tốt:
- Pho mát, chỉ với số lượng nhỏ bẳng cái tai của hamster.
- Sữa chua tự nhiên, tuyệt vời cho hamster bị bệnh, đặc biệt là nếu chúng đang uống thuốc kháng sinh cho pet.
- Trứng luộc, tốt cho bà mẹ mang thai và cũng có thể cho trẻ sơ sinh.


2. Các ngôi nhà, đồ chơi và chuồng trại cần phải được sạch sẽ và thoải mái để có hamster khỏe mạnh. Càng lớn càng tốt. Ống chui lồng thường không tốt cho hamster, vì chúng có thông gió không tốt, ống nhỏ không phù hợp với Bear (Syria), và cũng thường là loại đắt tiền nhất. Đối với Dwarf Hamster tốt nhất là được nuôi trong một hồ kính hoặc mica, nhựa. Đối với Bear (Syria) thì nuôi trong hồ kính hay lồng cũng phải rộng. Môi trường nuôi ảnh hưởng đến kích thước phát triển cơ thể của hamster rất nhiều, quá trình thích nghi sẽ khiến hamster nhỏ con khi được nuôi trong 1 khu vực chật hẹp. Lồng phải có sàn tầng vững chắc không làm tổn thương bàn chân của hamster. Một quả bóng đồ chơi cũng là cần thiết cho 10 phút tập thể dục mỗi ngày cho hamster.


Wheel là đồ chơi thiết yếu và cần thiết nhất cho hamster. Chúng ta phải lựa chọn chính xác kích thước phù hợp cho kích thước hamster hiện tại và tương lai, để khi chạy hamster ko phải cong người, vất vả vật lộn với cái wheel quá nhỏ so với thân hình của chúng. Wheel phải vững chắc, không có những khe hở, lỗ vì chúng có thể gây chấn thương cho hamster như gãy chân.

Lót chuồng có thể dùng mùn cưa, hoặc giấy lót vệ sinh cho thỏ (rabbit litter). Mùn cưa nhuyễn, bụi không bao giờ được sử dụng vì nó sẽ làm tổn thương hệ hô hấp hamster. Cỏ rơm, chấu thóc cũng nên tránh sử dụng vì vỏ của chúng sắc có thể gây tổn thương, làm hỏng túi má của hamster.

3. Giao tiếp và chơi với hamster là một điều cần thiết phải làm. Hamster của bạn sẽ cần phải được chúng ta chơi với mỗi ngày, để giữ cho chúng cảm thấy hạnh phúc và ko bị bỏ quên.

Thường thì hamster ở cửa hàng vật nuôi ít khi được thuần hóa và bạn sẽ cần phải tiếp xúc với chúng để làm quen. Bạn nên bắt đầu làm quen với hamster sau khi chúng đã về ở nhà bạn một vài ngày. Bắt đầu bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng và vuốt ve hamster của bạn nếu có thể. Bạn có thể "dụ dỗ" hamster của bạn với những món ăn dặm ngon, hay những thức ăn dạng treat như 1 ít rau, trái cây, bánh dinh dưỡng ... Hãy thử để có được 1 khoảng thời gian tiếp xúc với hamster của bạn, chúng sẽ từ từlàm quen với bàn tay của bạn, và bạn sẽ có thể tiếp xúc với một bé hamster quen thuộc. Hamster thuần dưỡng có thể mất 4 tuần hoặc hơn phụ thuộc vào bản thân bé hamster. Đa số các cửa hàng lớn ít khi tiếp xúc hay giao tiếp với những hamster mà họ bán, nên chúng thường ko được thuần hóa, còn những người nuôi tại nhà hay những shop nhỏ thì lại có xu hướng thân thiện và giao tiếp tốt với hamster mà họ nuôi, nên hamster ở đây không nhát người khi được ẵm bế.



Bạn cầm nắm hamster 1 cách chắc chắn, không để rơi hamster từ trên cao xuống, dù chỉ là 1m, nhưng cũng không quá mạnh tay với chúng. Hamster có thể không thực sự thích được "ôm ấp" và chúng sẽ thích bò trên tay bạn cũng xung quanh bạn, chúng coi đó như sự tương tác.

4. Chủng loại và màu sắc thường là những lý do điều kiện để chọn một hamster. Trong các cửa hàng vật nuôi, những cái tên mới lạ được tạo ra để khách hàng cảm thấy có vẻ hiếm hơn hoặc đặc biệt, mà đôi khi chẳng thể tìm thấy trong danh sách chủng loại hay màu sắc được liệt kê, như: ww domiantion spot, golden balck eyes, yellow red eyes, dalmatian, fancy, lao công công, khô đỏ tía, cao trắng ... tất cả chỉ là tên do tự cửa hàng đặt ra mà thôi.

5. Việc nuôi sinh sản hamster cần phải được cân nhắc bởi người nuôi. Đó là 1 công việc khó khăn, hamster chỉ nên được nuôi sinh sản bởi những người biết những gì họ đang làm, và không chỉ làm nó cho vui, thỏa mãn sở thích của bản thân. Hầu hết những người đang nuôi hamster ở VN ko ý thức được việc ghép đẻ hamster, họ coi đó như 1 thú vui hoặc 1 số thì mong muốn kiếm được tiền từ việc cho hamster sinh sản và bán cho người khác. Họ không hề lường đến việc ghép để đồng huyết hay sinh sản quá nhiều, vượt quá sức chăm sóc, kinh phí nuôi của họ, và những bé hamster của những người vô trách nhiệm đó sẽ kết thúc ở 1 nơi nào đó ngoài đường hay được đưa đến những cửa hàng vật nuôi để bán. Hãy suy nghĩ 1 cách cẩn thận về khả năng và mục đích của bạn khi muốn ghép đẻ. Hãy nghĩ về những câu hỏi dưới đây trước khi cho hamster sinh sản:


  • Bạn sẽ làm gì với những hamster baby ?
  • Bạn có thể bỏ ra chi phí là bao nhiêu để nuôi chúng ?
  • Bạn sẽ làm gì khi hamster mẹ mang bầu ?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu hamster mẹ qua đời khi đang chăm con ?
  • Bạn có biết tuổi hamster của bạn khi sinh sản ?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu hamster mẹ ăn con ?
  • Nếu hamster của bạn đẻ ra toàn màu xấu, bạn sẽ làm gì với chúng ?

Có nhiều câu hỏi nữa. Bạn phải suy nghĩ cho chính mình, cho những cuộc sống trong tay của bạn. Việc cho sinh sản không chỉ là niềm vui và trò chơi !

6. Hamster bị bệnh rất khó khắn trong việc chữa trị. Bệnh phổ biến nhất là ướt đuôi, căn bệnh tiêu chảy truyền nhiễm, thường xuất phát từ việc bị stress ở hamster còn nhỏ. Bạn không nên tiếp xúc với hamster nếu bạn bị cảm lạnh vì nó có thể dễ dàng lây bệnh cho bé. Sử dụng những loại vật liệu lót chuồng không rõ nguồn gốc và sai mục đích sử dụng (zeolit bón đìa tôm, chấu thóc, cat sand ... ) có thể gây vết thương, bệnh ngoài ra hay hô hấp cho hamster.
Bài viết hay nhưng bổ dung nguồn để coi trọng ng` viết nha b
 

iu_hamster

Bảo Bảo
Môi trường sống:

Có một số quan niệm cho rằng hamster là loại động vật nhỏ và chỉ cần 1 diện tích nhỏ là sinh sống, quan niệm này là sai. Vì ngoài tự nhiên, vào buổi tối hamster có thể di chuyển đến 8 dặm. Vì vậy việc có 1 cái wheel là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho hams của bạn “thoản mãn” dc nhu cầu di chuyển cũng như tập thể dục. Có 1 nghiên cứu cho thấy rằng hams cần có 1 diện tích đi lại là 1m vuông để có thể cung cấp dủ choc ho pé của bạn thực hiện một số sinh hoạt riêng như làm ổ, giấu thức ăn, vệ sinh…Nhưng việc có dc diện tích là 1m vuông để nuôi hams thì mình thấy có thể đó khó vs các nhưng nếu có dc thì điều này sẽ tốt cho hams của bạn. Ngoài ra việc che đậy chuồng nuôi cũng cần phải dc quan tâm đến, vì nếu bạn che đậy quá kín sẽ dẫn đến lượng ammoniac từ nước tiểu của pé thải ra nhiều sẽ gây ra một số bệnh về dg` hô hấp. Và bạn cũng nên dọn chuồng khi chuồng đã bót mùi điều này sẽ giúp bạn hạn chế dc rất nhiều bệnh cho hams ( đặc biệt đối vs các bạn sử dũng mùn cưa làm lót chuồng vì mùn cưa ẩm sẽ dễ sinh ra nấm Aspergillis ).

Note: Aspergillis là loại nấm sinh ra bảo tử nấm Aspergillis khi hams bạn hít phải sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: bỏ ăn, bơ phờ, khó thở, thở khò khè, có máu trong nước tiểu, viêm da, tiêu chảy mãn tính. ( Loại này có màu trắng khi chết đi sẽ có màu đen)

Thức ăn

Thức ăn ở đây dc chia làm 2 loại:
+ Thức ăn trộn các loại hạt
+ Thức ăn nén sản xuất công nghiệp
Cả 2 loại trên điều có ưu và nhược điểm của nó.
Đầu tiền là thức ăn nén sản xuất công nghiệp: Loại thức ăn này đã dc nghiên cứu kỹ và sẽ cung cấp 1 lượng dinh dưỡng hợp lý cho hamster của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra sự nhàm chán cho hamster của bạn vì lúc nào cũng chỉ có 1 loại.
Kế đó là thức ăn trộn ( khá phổ biến): Nhước điểm của loại thức ăn là khó có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hamster của ( vì hamster có xu hướng lựa thứ mình thik để ăn) Nhưng bù lại nó lại làm cho khẩu phần ăn của hams bạn phong phú hơn. Ngoài ra, khi lựa chọn thức ăn bạn nên lựa chọn trên 1 số tiêu chí sau:
- Protein: 17-21% đối vs hamster trên 1 năm tuổi và 30-35% dối với hams dưới 1 năm tuổi or hams đang có thai sinh con or cho con bú. Đối với các bạn sử dụng thức ăn nén thì điều này dể bít vì trên vỏ bao bì có ghi còn đối vs các bạn dung thức ăn trộn thì các bạn có thể tăng giảm lượng protein bằng cách cho pé ăn them tàu hủ non, trứng, phô-mai…
- Chất béo: hàm lượng chất béo hợp lý nhất là 4-8% ( có nhiều trong hạt hướng dương, đậu phộng, hạt bí)
- Đường: hạn chế càng ít càng tốt có nhiều trong bắp, đậu hà lan, cà rốt và trái cây.
Note: Đa số các hams của chúng ta rất dễ bị bệnh tiểu dg` và bệnh này sẽ dẫn đến những biến chấn khó lường như: đục thủy tinh thể,….

Trước đây có 1 số quan niệm cho rằng hạt hướng dương ăn nhiều sẽ gây hại cho hams của bạn vì nó có nhiều chất béo. Nhưng thực chất hạt hướng dương chứ nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe của hams, làm giảm cholesterol. Nhưng đừng thấy tốt mà cho pé ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng đấy nhé.
Thịt, côn trùng: cũng là 1 nguồn cung cấp protein cho các pé của bạn ( trừ thịt heo nha) nhưng phải dc nấu chin cẩn thận và ko nêm gia vị nhé. Và có 1 số ng` nói cho hams ăn thịt về sau hams sẽ ăn thịt đồng loại điều này là sai hoàn toàn.

Một số khái niệm sai:

Bear
Có 1 số ng` nuôi bear cho rằng bear của họ sống chung vs nhau rất hoà thuận và ko đánh nhau, điều này là sai. Vì ngoài tự nhiên bear là loài sống đơn độc và chỉ sống chung vs nhau khi con cái cần giao phối và sau khi giao phối thành công con cái sẽ rời tổ mà đi, và sau khi hams baby lớn chúng cũng sẽ rời mẹ đi tìm cuộc sống riêng. Vậy bạn nghĩ trong môi trg` nuôi nhốt chúng có thể sống với nhau ư?! Việc sống chung vs nhau sẽ gây ra sự căng thẳng ở hams và sẽ dẫn đến 1 số bệnh hoặc sẽ gây tử vong cho hams của bạn. Có thể bây giờ bạn ko thấy chúng đánh nhau nhưng trong 1 ngày nào đó sẽ xảy ra xung đột và dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy khi bạn nuôi bear cần can nhắc kỹ điều này.

Dwarf hamster
Có 1 số ý kiến nói rằng Dwarf hamster là loài sống đơn độc nhưng ngoài tự nhiên thì đây là loài sống theo bầy, theo nhóm. Vì vậy khi bạn nuôi Dwarf hamster cùng vs nhau mà có xảy ra đánh nhau thì bạn nên xem lại kích thước của lồng, các vật dụng, thức ăn thức uống đã hợp lý chưa. Tuy nhiên cũng có 1 vài trường hợp đánh nhau để tìm ra “đại ca” trong trg` hợp đó nếu bạn thấy xảy thường xuyên và có đổ máu thì bạn nên tách ra.

Panda
Có nhiều bạn và 1 số shop cho rằng mình có loại hams panda nhưng thực chất ko có loài hams nào là panda và chỉ có 5 loại hams chính: Bear, ww, camp, robo, chuột trung quốc.

Camp cắn người
Có 1 số bạn rất sợ nuôi camp vì cho rằng camp quá dữ nhưng thực ra đó là do camp có thị lực kém và pé thường dung răng để cảm nhận các vật xung quanh, và có đôi lúc pé nhầm tưởng tay bạn là kẻ thù hoặc 1 loại thức ăn nào đó. Bạn có thể khắc phục bằng cách bế pé ra 1 không gian khác để và dung tay bế pé bình thg` vì khi còn ở trong lồng mà bạn thò tay vào bế pé sẽ cho rằng bạn đang xâm phạm lãnh thổ của pé. Đừng ghét camp nhé ^^

Robo ko bít cắn ng`:
Có 1 số bạn nuôi robo và cho rằng robo ko bít cắn người vì chúng quá nhỏ. Bạn đã lầm rùi nhé đừng để vẻ bề ngoài của pé đánh đừa bạn, robo có 4 răng cửa rất sắc bén và có thể lấy máu bạn bất cứ lúc nào, nhưng do pé hiền và nhát nên thg` thì cắn, và pé sẽ chỉ cắn khi pé cảm thấy nguy hiểm dang bi đe dọa hoặc đang mang thai

Hams chỉ hoạt động ban đêm
Thực ra thì hams hoạt động vào lúc hoàng hôn và bình minh vì do ở ngoài tự nhiên hams thg` sống trong sa mạc ( ban ngày nóng,ban đêm lạnh) chỉ có lúc chiều tà hoặc hửng sang là có nhiệt độ thích hợp cho pé hoạt động. Tuy nhien, hams nuôi nhà cũng sẽ thay đổi tập tính vì 1 số lý do như đèn nhà sang, âm thanh ồn ào…

Hams là vật nuôi dành cho trẻ em
Một số ng` lớn thg` hay mua hams cho con, cháu, em của họ vì cho rằng đây là vật nuôi dành cho trẻ em nhưng thực ra thì ko phải. Vì tập tính sinh hoạt của hams là vào lúc hoàng hôn, ban đêm, bình mình, vào thời gian đó thì trẻ thg` đã đi ngủ và sẽ ko thời gian chơi vs hams. Và đến sang khi hams đi ngủ thì trẻ em lại bắt pé hams ra chơi nhưng thế sẽ dễ gây stress cho hams. Ngoài ra hams ko phải loài động vật thích nằm yên để dc vuốt ve, chúng rất năng động và như zậy sẽ dẫn đến việc trẻ em là rơi pé và gây ra những hậu quả khó lường. Nên cân nhắc kỹ khi mua hams cho trẻ em.

Hams có mùi hôi
Hams là loài động vật rất sạch sẽ và chúng đành rất nhiều thời gian để làm sạch mình (nhiều hơn cả mèo) vậy mùi hams do đâu ra? Đó là do môi trường nuôi nhốt, vì ngoài tự nhiên hams thg` ko đi vệ sinh trên hang ỗ của mình chúng có 1 nơi riêng để đi vệ sinh. Còn trong môi trg` nuôi nhốt do diện tích có hạn chế nên hams thg` phải đi vệ sinh ở nơi xung quanh chỗ mình sống và điều này dẫn đến hams có mùi hôi. Vì vậy để tránh việc bóc mùi ở hams các bạn nên thg` xuyên làm sạch lồng hams, để lồng nơi thông thoáng.

Hams ko cần đến bác sĩ
Hams cũng như các loài động vật khác điều cần đến bác sĩ khi bệnh. Nhưng hams có khả năng giấu bệnh của mình rất hay vì ngoài tự nhiên chúng sẽ phải bắc buộc giấu bệnh của mình để kẻ thù ko bít rằng chúng là mục tiêu dễ dàng bắt được. Vì vậy, các bạn cần quan sát, the dõi hams bạn thg` xuyên xem thử hams bạn có thay đổi gì về ăn uống, phân ra sau, ngủ như thế nào để có thể bít pé bị bệnh. Ngoài ra, còn 1 số người cho rằng hams quá rẻ ko lẻ khi hams bệnh phải bỏ 1 số tiền lớn để trị cho hams, điều này đúng đối với ai vô tâm, ko còn tính người.
 

iu_hamster

Bảo Bảo
Chăm sóc thời kỳ sinh sản cho Dwarf Russian Hamster





Russian Dwarf hamster nói chung từng được biết đã sinh đến 14 con non trong phòng thí nghiệm, vì vậy bạn đừng cảm thấy bất thường nếu Dwarf hamster của bạn sinh và nuôi sống được được 8~10 baby. Tuy nhiên bình thường chúng chỉ sinh khoảng 5 con mà thôi. Mặc dù Dwarf hamster có thể sống thành bầy hay nhóm nhỏ nhưng bạn cũng nên suy nghỉ về nơi ở cho các con con khi có ý định cho Dwarf hamster sinh sản.


Độ tuổi sinh sản :

Russian Dwarf hamster có thể trưởng thành sinh dục rất sớm ở khoảng 4~5 tuần tuổi. Nếu như các con đực và cái bằng tuổi được nuôi chung với nhau thì nó có thể giao phối với nhau và mang thai lúc khoảng 1 tháng tuổi nhưng thường thì người ta bắt đầu cho chúng giao phối khi con cái đã trưởng thành hoàn toàn lúc 2~3 tháng tuổi. Tuy vậy nhưng nếu ghép một con đực lớn có kinh nghiệm với một con cái nhỏ mới lớn thì nó có thể sẽ sinh sản sớm hơn ở khoảng 2 tháng tuổi.






Sinh sản sớm có thể ảnh hường đến sức khỏe và sự phát triển của con cái, có thể làm cho nó sinh ra các con non quá yếu hay con mẹ không đủ sức chăm con và tệ hại nhất là ăn hết bầy con của mình. Vì vậy tốt nhất là ghép con cái và con đực bằng tuổi để tránh con cái phải sinh quá sớm.
Mặc dù Dwarf Russian Hamster có thể cho ra đời lien tiếp nhiều lứa nhưng chúng nên được nghỉ ngơi khoảng 3 tuần sau mổi lứa để tránh con cái mất sức quá nhiều. Thường thì con cái sẽ mất dần khả năng sinh sản khi bắt đầu được 12tháng tuổi và chúng cũng thường không chịu đẻ vào mùa đông. Con đực thì có thể cho giao phối suốt cuộc đời của nó.


Ghép đôi và giao phối:

Ghép đôi các Dwarf Russian hamster khá đơn giản vì chúng khá hòa đồng khi sống với nhau thành từng cặp hay nhóm ngoài từ nhiên. Các cặp nên được ghép đôi sớm từ nhỏ để tránh việc đánh nhau giành lãnh thổ khi trưởng thành.
Con đực sẽ tự nhiên ghép cặp với con cái và sống chung với nhau, khi vào thời kỳ động dục con cái sẽ để cho con đực giao phối. Con đực sẽ cố gắng thực hiện việc giao phối vài lần lien tục sau đó nó sẽ đi ra nơi khác ngồi chãi lông một chút xong sẽ quay lại tìm con cái để giao phối thêm vài lần nữa. Con đực sẽ thực hiện hành vi này rất nhiều lần. Con cái thường động dục sau khi sinh nên con đực sẽ giao phối với nó ngay lúc đó.






http://www.youtube.com/watch?v=05wn75D-BnM



+YouTube Video





Quá trình mang thai và sinh sản :

Dwarf Russian Hamster có một khả năng tuyệt vời để trì hoãn việc thụ thai, tức là con cái có thể đã giao phối nhưng việc thụ thai của tất cả các trứng hoặc một số trứng có thể được kiềm chế lại cho đến khi nó cảm thấy muốn mang thai sau đó một thời gian khá lâu. Do đó ngay cả khi đã giao phối thì con cái vẩn có thể không có thai và một con cái đã giao phối và sinh con trước đó có khả năng có thai mà không cần phải giao phối lần nữa.







Thời gian mang thai của Dwarf Russian hamster là từ 18~21 ngày nên ta có thể tính toán tương đối thời gian sinh nở của con cái nếu quan sát thấy chúng giao phối. Bình thường các con cái mang thai thường trở nên dể hung dữ hơn và đuổi con đực ra khỏi tổ vài ngày trước khi sinh. Khi thấy hiện tượng đó tốt nhất ta nên dọn vệ sinh chuồng để chuẩn bị cho con cái sinh nở.



Không cần thiết phải tách hamster đang mang thai ra khỏi bầy hay hamster đực vì các con này sẽ giúp con mẹ chăm các baby. Ngoài ra thì nó còn giúp các baby khi lớn lên có thể học hỏi các kinh nghiệm và biết cách để giao tiếp trong bầy đàn. Tuy nhiên thì con cái thường động dục ngay sau khi sinh nên nếu không muốn nó tiếp tục mang thai và sinh con tiếp thì nên tách con đực ra khỏi chuồng trước khi con cái sinh vài ngày.
Dwarf hamster thường sinh con vào buổi tối, nữa đêm hoặc vào lúc sáng sớm nhưng đôi khi có nhiều con cũng sinh vào ban ngày. Con cái thường sẽ hoạt động rất nhiều trước lúc sinh. Trước khi sinh mổi con nó sẽ co thắc cơ bụng vài lần xong sau đó ngồi co người lại để đẩy con con ra ngoài trong vài phút. Con mẹ sẽ vệ sinh cơ thể cho con con và ăn nhau thai để bổ sung protein cho nó. Mổi con con ra đời mất khoảng 10 phút sau đó mới đến con tiếp theo. Thường thì các hamster baby mới sinh sẽ nằm rãi rác khắp chuồng và sau khi sinh xong tất cả con mẹ mới bắt đầu gom chúng lại. Hamster baby mới sinh nặng khoảng 3gram, cơ thể trần trụi không có lông và không thể nhìn hay nghe thấy gì cả. Tốt nhất đừng nền quấy rầy khi con cái đang sinh con.





Chăm sóc hamster baby :

Sau khi sinh con, tổ của hamster nên để yên, không quấy rầy hay sờ vào các hamster baby trong ít nhất 2 tuần vì như vậy có thể làm hamster mẹ bỏ con. Hamster bố và các con khác trong bầy sẽ thường xuyên phụ con mẹ chăm sóc các baby mặc dù con mẹ có thể đuổi con bố và các con khác ra khỏi tổ trong một hai ngày đầu mới sinh. Nếu có nhiều con cái trong bầy cùng sinh một lúc thì chúng sẽ gom tất cả các baby lại thành một bầy lớn và cùng nhau thai phiên chăm sóc các baby đó.


Tùy thuộc vào màu sắc sau này mà da của các baby có thể có màu tươi hoặc sậm, thường thì ta có thể thấy màu da khi chúng được 4~6 ngày tuổi. Sau 5~7 ngày tuổi thì lông tơ bắt đầu xuất hiện,tai mở khi 9~10 ngày tuổi và toàn cơ thể bao phủ bới một lớp lông mịn, mí mắt bắt đầu xuất hiện. Lúc này các baby bắt đầu có thể bò khắp tổ mặc dù chúng không thấy gì, con mẹ thường sẽ tha các baby về tổ và việc làm này đôi khi kèm theo là tiếng la hét của con non nhưng đó là điều bình thường và không cần phải lo lắng. Đến khi được 14~16 ngày tuổi thì các hamster baby giờ đã mở mắt và khá cứng cáp, lúc này ta có thể bắt chúng chơi trong thời gian ngắn và dọn chuồng cho chúng.





Trong thời kỳ nuôi con Hamster mẹ nên được cho nhiều thức ăn có dinh dưởng cao. Khi các baby bắt đầu có thể ăn thức ăn cứng ta có thể bổ sung dinh dưởng cho chúng bằng carot nghiền, trứng luột, thịt chín… trước khi có thể ăn thức ăn trộn và các thứ khác. Hamster baby hoàn toàn cai sữa và tách mẹ lúc 3 tuẩn tuổi, lúc này ta cũng nên kiểm tra giới tính của các baby để tách đực ra riêng. Chúng nên được cho ở chung với anh chị em của mình trong khoảng 2~3 tuần nữa để phát triển đầy đủ và học tập được khả năng sống cộng đồng. Đến 5~6 tuần tuổi thì chúng đã khỏe mạnh và sẵn sàn đến sống với người chủ mới.






Biên dịch : Sarah_Slytherin
 

iu_hamster

Bảo Bảo
Dựa vào 1 số hành vi của Hammies thì chúng ta có thể hiểu hơn những gì mà mấy pé muốn nói.

♥ Grooming: liếm tay chân rồi lông lúc ngủ dậy, sau khi và trong suốt lúc chơi đùa nghĩa là pé cảm thấy bằng lòng và an tòan, nhưng mà chuồng chưa đủ sạch ^^

♥ Listening: đứng cao = 2 chân sau và tai dựng lên, khi có 1 số điều thú vị gây chú ý Hammies, nghĩa là pé cảm thấy tò mò và khỏe mạnh

♥ Frozen: đứng 1 chỗ ko chuyển động, với tai dựng lên trong vài fút, Hammies đang khám fá và tìm xem âm thanh hay mùi hương nào đó, nghĩa là pé đang hoàn toàn tập trung

♥ Sniffing: khịt khịt mũi khi đang đẩy thức ăn từ má ra và kiểm tra lại thức ăn, nghĩa là pé thấy rất tò mò và muốn tìm hiểu

♥ Big sniff: khịt nghe rõ thấy tiếng và hít sâu : khám fá 1 nơi mới mà pé chưa thực sự thích nghi

♥ Scent marking: cọ hông ( Syrian ) hoặc cọ bụng ( Dwarf ), dựa vào tì vào vật nào đó để đánh dấu chuồng hay lãnh thỗ của mình, nghĩa là pé đang khẳng định vị trí lãnh thổ của mình

♥ Clicking: tạo ra âm thanh lách cách khi đang fân loại thức ăn hay dọn chỗ ngủ, hoặc chơi đùa với người, nghĩa là pé vui vẻ và hài lòng

♥ Sneezing: rít những tiếng rất nhỏ, pé đang suy nhược do lạnh, stress, dị ứng hoặc là pé bị cảm rồi.

♥ Squeaking: rít lên từng hồi - khi đang đánh nhau với con khác hoặc vô tình Hammies bị giật mình hay phản kháng lại khi cho ăn hoặc chơi đùa, đôi khi trong lúc ngủ mớ nghĩa là Hammies đang cảm thấy kích động, bối rối

♥ Teeth grinding: nghiến răng kèn kẹt & tạo ra âm thanh lạch cạch, khi đang liếm lông mà bị quấy rầy hay bị phá giấc ngủ, bị lấn chiếm lãnh thổ, gặp 1 Hammies lạ, nghĩa là pé cảm thấy bị xâm phạm, ý pé là hãy để pé 1 mình, nếu ko pé sẽ cắn

♥ Nipping: cắn nhẹ & nhanh: khi Hamster cảm thấy buồn ngủ và ko muốn chơi đùa....hay là Hamster wá hiếu động muốn bạn đặt pé xuống để bé có thể chơi giỡn, nghĩa là pé cảm thấy bị phá rối hoặc muốn gây chú ý.

♥ Open mounth & Crouch: há miệng khi đang lẩn núp và giương móng lên: khi hamster giật mình hay sợ hãi, nghĩa là pé đang tự vệ, cảm thấy thật sự hoảng sợ nhưng ko đủ kinh hỏang để la to.

♥ Hissing: rít lên rất to, há to miệng, nhe răng và vươn vuốt ra trước là lúc Hamster rất hoảng sợ, stress và gần giống như Hamster chưa được thuần dưỡng : nghĩa là pé đang vô cùng hỏang loạn và sợ hãi.
(Sưu tầm)
 

iu_hamster

Bảo Bảo
Hy vọng bài viết này bổ ích cho các bạn đọc :


Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Hàng ngày khi dành time chơi với các bé, hãy kiểm tra các bước nhỏ theo link sau:
http://hamstervn.net/diendan/showpos...50&postcount=1

Bổ sung cho link trên:
Kiểm tra tai của bé, nếu bạn mút chuột mà bé phản ứng lại, vểnh tai, tròn mắt sáng long lanh nhìn về phía bạn thì bé khỏe mạnh. Cụp tai, ù lì thì bé đang ko khỏe.

ĐẶT CHUỒNG HAMSTER NƠI THOÁNG MÁT, SẠCH SẼ, YÊN TĨNH, TRÁNH QUẠT, GIÓ VÀ MÁY LẠNH.
.: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP NHẤT Ở HAMS :.

-Cảm cúm. Tiêu chảy. Mắt bị viêm. Sơ cứu khi bị thương nhẹ.
-Dấu hiệu mang thai + chế độ dd. Làm gì khi bé sinh. Tách chuồng cho baby. Độ tuổi sinh sản của hams.
-Làm gì khi đực cái đánh nhau. Cách ghép cặp. Vì sao ghép lâu mà chưa có baby. Phân biệt giới tính. Chân bé bị kẹt vào chuồng hay vật dụng.

1. Bệnh cảm cúm:

Đọc kĩ và làm theo link này:
http://hamstervn.net/diendan/showpos...2&postcount=24

NẾU bé vẫn ko có dấu hiệu thuyên giảm thì phải đưa đến bs thú y ngay (tham khảo link này để tìm phòng khám gần bạn nhất, ko chắc họ có khám cho hams hay ko nên bạn call để bik hén:

http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=26360)

NẾU bạn ko có điều kiện đưa bé đi bs, hãy làm theo link này:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=46912
>>> Bear to con nên uống liều mạnh hơn: 3 giọt/ 1 lần. Camp, ww thì 2 giọt/ 1 lần. Còn robo thì 1 giọt/ 1 lần.

2. Bệnh tiêu chảy:

Triệu chứng: phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, mùi hôi + chua. CÓ THỂ mệt mỏi, lừ đừ.

Nguyên nhân: do ăn nhiều thực phẩm tươi như rau tươi, trái cây, sâu sống hoặc ăn cùng lúc quá nhìu loại thức ăn mới gây ra rối loạn tiêu hóa.

Cách chữa:
+ Tách bé ra chuồng riêng nếu nuôi chung với bé khác. Vệ sinh chuồng và vật dụng sạch sẽ, thay lót chuồng mới đ/v chuồng cũ của bé.
+ Cho bé uống 1-2 giọt cafe đen đậm, ko đường. Café pha phin, ko dùng cafe gói hoặc loại rỏm pha sẵn ngoài lề đường, quán nước.
+ Ngừng ngay các loại thực phẩm tươi, nhìu nước, phô mai, sâu, snack hay bất cứ thức ăn phụ nào khác. Chỉ cho bé ăn thức ăn trộn = các loại hạt khô.
+ Nếu thấy bé yếu, có dấu hiệu mất sức thì cho uống nước đường pha loãng để hồi sức. Pha mà thấy hơi ngọt là đc.

LƯU Ý: tiêu chảy trở nặng sẽ thành ướt đuôi. Hams bị bệnh ướt đuôi phải được cách ly ngay lập tức. Cho bé uống một liều electrolyte solution (có bán tại nhà thuốc), bé sẽ bị mất nước nhiều nên bổ sung lượng nước trong cơ thể = nước đường. Mang bé đến bác sĩ thú y. Thức ăn dư thừa phải được đổ bỏ, chuồng trại dọn dẹp và khử trùng bằng nước sôi mọi thứ.

QUAN TRỌNG: phải rửa tay = xà phòng tiệt trùng sạch sẽ sau khi đụng vào hams.

3. Mắt bị viêm:

Triệu chứng: mắt sưng => bị híp lại, viền mắt đỏ, bé ko mở mắt dù thổi nhẹ vào.
Nguyên nhân: đ/v hams baby vì tuyến ghèn phát triển sớm mà bé chưa mở mắt => ghèn làm mắt bị viêm. Đ/v hams trưởng thành vì dị ứng cát tắm, lót chuồng hoặc bị cát dính vào mắt.

Cách chữa:
+ Ngưng sử dụng cát tắm, lót chuồng = khăn giấy cho đến khi bé hết đau mắt.
+ Lấy gạc sạch thấm nước ấm lau nhẹ mắt bé. Lau theo 1 chiều từ đuôi mắt lên khóe mắt. Vừa lau vừa ấn thật nhẹ. (mình khuyên ko dùng tăm bông vì nó cứng và bạn cầm thông qua cây => mất cảm giác về lực dùng tay).
+ Lấy gạc sạch thấm thuốc NaCl 0,9% rồi lau y như trên. Lau xong thổi khô rồi mới cho bé vào chuồng.
+ 1 ngày lau 3 lần. Sau 3-4 ngày sẽ hết.

LƯU Ý: ko sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào nhỏ trực tiếp vào mắt hams.

4. Sơ cứu khi bé bị thương NHẸ tức là ko lồi thịt, rách thịt cả đường dài (do cắn nhau hoặc do 1 cái j đó gây ra tổn thương đổ máu):

KHÔNG DÙNG CHO BỊ THƯƠNG NẶNG

Chuẩn bị 1 chai NaCl 0,9% + 1 chai Povidon Iodin 10% + gạc sạch + 1 chai Cortibion.
+ Dùng gạc sạch thấm NaCl rồi lau nhẹ lên vết thương để sát trùng.
+ Thoa Povidon lên chỗ vết thương. Thổi cho thật khô trước khi cho bé vào chuồng lại (thuốc còn ướt mà bé liếm là ko tốt đâu).
+ Mỗi ngày làm 2 lần. Làm cho đến khi vết thương kéo mài lại.
+ SAU KHI VẾT THƯỜNG KÉO MÀI, thoa cortibion mỗi ngày 2 lần + bổ sung kê bóng để bé mau liền dạ, mọc lông lại.

5. Bé cái có thai + chế độ dinh dưỡng cho bé:

Dấu hiệu: ăn uống nhiều, đi vệ sinh nhiều, nổi ti, bụng phình to hình trái lê, thường ngủ nằm hơn là ngủ ngồi. CÓ THỂ hung dữ, đuổi đánh bé đực.

Những điều cần làm:
+ Tách bé cái ra chuồng riêng, diện tích cỡ 20x30x25 (RxDxC) và ko có tầng hay bất cứ cái gì để bé leo lên đc. Lót chuồng = mùn cưa. Có thể kết hợp 1 lớp cát lót ở dưới và 1 lớp mùn cưa ở trên để chuồng lâu hôi hơn.
+ Trong chuồng chỉ để wheel, chén ăn, bình nước. Đặt chuồng nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.
+ Bà bầu cũng phải đi tập thể dục cho dễ sinh => đừng phát hoảng khi bé nhà bạn chạy vòng vòng chuồng + chạy wheel nhìu.
+ Bổ sung cho bé cái super worm rang bơ, sâu gạo khô, cheese ball, lòng đỏ trứng luộc, tàu hũ non, rabster milk, yến mạch sữa hạt >>> Lưu ý: trứng + tàu hũ ko ăn cùng 1 ngày và mỗi tuần chỉ ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 lượng = ¼ đầu nón tay út.
NẾU BÉ SINH BẤT NGỜ >>> xem link này để giải quyết:


http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=59455

QUAN TRỌNG: Vì sao phải tách đực??? >>> Bé đực ngày nào cũng đòi xxx sẽ làm phiền bé cái khi đang chăm con => bé cái stress => bỏ chăm con, thậm chí là ăn con.

6. Khi bé cái sinh:

+ TUYỆT ĐỐI ko động chuồng nếu là Bear. Khoảng 2-3h thì quan sát 1 lần.
+ Nếu thấy baby ko nằm trong ổ, dùng 1 cái muỗng bọc khăn giấy múc vào chỗ bé mẹ đang nằm (miễn làm với Bear nhé).
+ Nếu lỡ làm abcxyz gì đó mà làm bé cái hoảng + giựt mình thì ko cho bất cứ ai lại gần chuồng (kể cả bạn). Ko động gì đến bé + chuồng (miễn cho ăn, cho chạy wheel, cho bánh chạy,bla bla bla…). Phòng có đèn thì tắt hoặc giảm độ sáng.
+ NẾU ko phải là Bear, khi bé mẹ hoảng, hãy để yên. Khoảng 2h sau khi bé k còn chạy khắp chuồng nữa, hết sức nhẹ nhàng, k gây bất kỳ tiếng động lớn nào. Bạn dùng giấy báo bọc 4 mặt chuồng lại. Sau đó thì tránh xa cái chuồng ra.
+ Thay nước + thức ăn thì nhẹ nhàng thôi ha, canh lúc bé thức, nhìn thấy bạn thì hãy thay.
+ Rải thức ăn trong chuồng, đặc biệt là gần ổ của bé mẹ. Vừa để bé mẹ k phải rời ổ kiếm ăn, vừa để cho baby ăn dặm khi mới bik bò. (cái này áp dụng cho bear sinh đc 7 ngày trở lên).
+ Khi nào baby đc khoảng 12 ngày tuổi thì bạn nhìn ngó đc rồi đó. (nếu bạn là ng đã từng có kn nuôi hams lâu năm thì 7 ngày là có thể bắt baby ra mà chơi. Nếu KO PHẢI thì đừng liều!)

7. Tách chuồng cho baby:

+ Khoảng 14-16 ngày là có thể tách chuồng nếu bé phát triển đầy đủ như bò khắp chuồng, tự ăn, tự uống đc.
+ Nếu bé còi, ốm yếu thì để lại cho bé mẹ chăm, bổ sung thêm sữa non bio or sữa dê non (nếu bạn có tiền) và yến mạch sữa cho bé (hạt này mềm, bé nó nhâm nhi đc).
+ Nên tách đực theo đực và cái theo cái.

8. Độ tuổi sinh sản của hams:

+ Hams từ 1,5 tháng trở lên là có khả năng giao phối để sinh sản. NHƯNG TUYỆT ĐỐI ko ghép cặp vào lúc này vì bé cái còn quá nhỏ.
+ Ghép cặp từ 2-2,5 tháng trở lên. Khoảng 3 tháng là bé sẽ ss và chăm con ổn.

9. Bé đực và bé cái đánh nhau:

+ Trc tiên là phải tách ra ngay. Miễn bàn cãi đại loại như: mình thấy tụi nó thân lắm mà, quấn quýt lắm mà sao h kì vậy, bla bla bla...
+ Sơ cứu cho bé theo mục số 4 phía trên.
+ Cho bé 1 cánh hoa hồng để giảm stress.
+ Tách ít nhất là 1 tuần, trong 1 tuần này theo dõi xem bé cái có mang thai hay ko (xem mục 5 phía trên). Nếu có thì tách luôn, ko có thì ghép cặp lại.

10. Cách ghép cặp:

+ Lấy 1 cái thau hoặc hộp nhựa to, cho mùn cưa vào. Bắt bé đực thoa phấn Johnson baby thơm tho, sạch sẽ cho vào trước.
+ Khoảng 15 phút, cho bé cái (cũng đc thoa phấn) vào sau. Nhớ cầm 1 cái muỗng trên tay.
+ Quan sát 2 đứa, nếu có lao vào cắn nhau thì dùng muỗng đẩy 2 đứa ra xa nhau. Chuyện này kéo dài khoảng 30 phút.
+ Sau đó lấy cái rổ, ụp 1 bé lại. Để bé kia đi vòng vòng bên ngoài cái rổ. Cứ khoảng 15p đổi chỗ 2 bé 1 lần.
+ Làm khoảng 2-3 lần thì lấy rổ ra xem 2 bé còn lao vào xử nhau nữa ko. Nếu chỉ hửi hửi rồi 1 bé nằm ngửa ra kêu ché ché thì là ok rồi đó.
+ Ngoài ra, nếu nhà bạn có chuồng tách đôi = vách lưới thì có thể cho 2 bé ở 2 bên để quen mùi nhau.

11. Vì sao ghép cặp lâu rồi mà hams vẫn chưa chịu sinh sản?

+ Ghép mà ko cắn nhau đổ máu tức là ghép đc. Còn chuyện tụi nhỏ có xxx để có baby hay ko thì bạn ko thể bắt ép đc (yên tâm, nuôi 1 năm mấy ko sinh vẫn là bt).
+ Khả năng ss cao nhất khi ghép 1 đực 1 cái trong 1 chuồng.
+ Và khả năng cuối cùng là 1 trong 2 bé bị vô sinh bẩm sinh hoặc do từng sử dụng thuốc để chữa bệnh. (Ví dụ: bệnh cảm dẫn ra thú y trị => sử dụng thuốc k phải chuyên biệt cho hams => hết bệnh thì dẫn đến vô sinh (mình bị t/h này))

12. Phân biệt giới tính cho hams:

+ Bé đc khoảng 7-10 ngày tuổi là dễ nhìn ra nhất. Baby nào nhô ra ở phần bpsd là đực, ko nhô ra là cái.
+ Bé lớn thì phân biệt theo cách trong link này:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=79
(lưu ý, bé đực có tuyến hương bị đóng màu vàng vàng giữa bụng)

13. Chân hams bị mắc kẹt:

+ Dùng gạc sạch hoặc khăn bông mềm thấm nước ấm rồi xoa bóp, massage cho lưu thông máu chỗ chân bị kẹt.
+ Sau khi massage kiểm tra xem chân bé có phản ứng khi chạm vào hay ko (co giựt chẳng hạn)
+ Thu hẹp dt chuồng, chỉ để bình nước thấp, chén ăn thấp + nhà ngủ. Ko sử dụng chuồng tầng, ống nối. Hạn chế việc đi lại của bé.
+ Cho bé 1 cánh hoa hồng để giảm stress. Để chuồng nơi yên tĩnh cho bé nghỉ ngơi.
NẾU CẦN KÍP KHI NGUY CẤP, có thể call cho mình qua sđt hoặc pm yh của mình dưới chữ kí. Nhớ là chỉ khi cần gấp nha, có gì thì cứ vào topic này hỏi cho tiện, sẵn share cho mọi ng cùng bik lun
[Updating......]
 

hamstercandy2212

hams hăng hái
iu_hamster said:
Hy vọng bài viết này bổ ích cho các bạn đọc :

Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Hàng ngày khi dành time chơi với các bé, hãy kiểm tra các bước nhỏ theo link sau:
http://hamstervn.net/diendan/showpos...50&postcount=1
Bổ sung cho link trên:
Kiểm tra tai của bé, nếu bạn mút chuột mà bé phản ứng lại, vểnh tai, tròn mắt sáng long lanh nhìn về phía bạn thì bé khỏe mạnh. Cụp tai, ù lì thì bé đang ko khỏe.
ĐẶT CHUỒNG HAMSTER NƠI THOÁNG MÁT, SẠCH SẼ, YÊN TĨNH, TRÁNH QUẠT, GIÓ VÀ MÁY LẠNH.
.: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP NHẤT Ở HAMS :.
-Cảm cúm. Tiêu chảy. Mắt bị viêm. Sơ cứu khi bị thương nhẹ.
-Dấu hiệu mang thai + chế độ dd. Làm gì khi bé sinh. Tách chuồng cho baby. Độ tuổi sinh sản của hams.
-Làm gì khi đực cái đánh nhau. Cách ghép cặp. Vì sao ghép lâu mà chưa có baby. Phân biệt giới tính. Chân bé bị kẹt vào chuồng hay vật dụng.
1. Bệnh cảm cúm:

Đọc kĩ và làm theo link này:
http://hamstervn.net/diendan/showpos...2&postcount=24
NẾU bé vẫn ko có dấu hiệu thuyên giảm thì phải đưa đến bs thú y ngay (tham khảo link này để tìm phòng khám gần bạn nhất, ko chắc họ có khám cho hams hay ko nên bạn call để bik hén:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=26360)
NẾU bạn ko có điều kiện đưa bé đi bs, hãy làm theo link này:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=46912
>>> Bear to con nên uống liều mạnh hơn: 3 giọt/ 1 lần. Camp, ww thì 2 giọt/ 1 lần. Còn robo thì 1 giọt/ 1 lần.

2. Bệnh tiêu chảy:

Triệu chứng: phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, mùi hôi + chua. CÓ THỂ mệt mỏi, lừ đừ.
Nguyên nhân: do ăn nhiều thực phẩm tươi như rau tươi, trái cây, sâu sống hoặc ăn cùng lúc quá nhìu loại thức ăn mới gây ra rối loạn tiêu hóa.
Cách chữa:
+ Tách bé ra chuồng riêng nếu nuôi chung với bé khác. Vệ sinh chuồng và vật dụng sạch sẽ, thay lót chuồng mới đ/v chuồng cũ của bé.
+ Cho bé uống 1-2 giọt cafe đen đậm, ko đường. Café pha phin, ko dùng cafe gói hoặc loại rỏm pha sẵn ngoài lề đường, quán nước.
+ Ngừng ngay các loại thực phẩm tươi, nhìu nước, phô mai, sâu, snack hay bất cứ thức ăn phụ nào khác. Chỉ cho bé ăn thức ăn trộn = các loại hạt khô.
+ Nếu thấy bé yếu, có dấu hiệu mất sức thì cho uống nước đường pha loãng để hồi sức. Pha mà thấy hơi ngọt là đc.

LƯU Ý: tiêu chảy trở nặng sẽ thành ướt đuôi. Hams bị bệnh ướt đuôi phải được cách ly ngay lập tức. Cho bé uống một liều electrolyte solution (có bán tại nhà thuốc), bé sẽ bị mất nước nhiều nên bổ sung lượng nước trong cơ thể = nước đường. Mang bé đến bác sĩ thú y. Thức ăn dư thừa phải được đổ bỏ, chuồng trại dọn dẹp và khử trùng bằng nước sôi mọi thứ.
QUAN TRỌNG: phải rửa tay = xà phòng tiệt trùng sạch sẽ sau khi đụng vào hams.

3. Mắt bị viêm:

Triệu chứng: mắt sưng => bị híp lại, viền mắt đỏ, bé ko mở mắt dù thổi nhẹ vào.
Nguyên nhân: đ/v hams baby vì tuyến ghèn phát triển sớm mà bé chưa mở mắt => ghèn làm mắt bị viêm. Đ/v hams trưởng thành vì dị ứng cát tắm, lót chuồng hoặc bị cát dính vào mắt.
Cách chữa:
+ Ngưng sử dụng cát tắm, lót chuồng = khăn giấy cho đến khi bé hết đau mắt.
+ Lấy gạc sạch thấm nước ấm lau nhẹ mắt bé. Lau theo 1 chiều từ đuôi mắt lên khóe mắt. Vừa lau vừa ấn thật nhẹ. (mình khuyên ko dùng tăm bông vì nó cứng và bạn cầm thông qua cây => mất cảm giác về lực dùng tay).
+ Lấy gạc sạch thấm thuốc NaCl 0,9% rồi lau y như trên. Lau xong thổi khô rồi mới cho bé vào chuồng.
+ 1 ngày lau 3 lần. Sau 3-4 ngày sẽ hết.

LƯU Ý: ko sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào nhỏ trực tiếp vào mắt hams.

4. Sơ cứu khi bé bị thương NHẸ tức là ko lồi thịt, rách thịt cả đường dài (do cắn nhau hoặc do 1 cái j đó gây ra tổn thương đổ máu):
KHÔNG DÙNG CHO BỊ THƯƠNG NẶNG

Chuẩn bị 1 chai NaCl 0,9% + 1 chai Povidon Iodin 10% + gạc sạch + 1 chai Cortibion.
+ Dùng gạc sạch thấm NaCl rồi lau nhẹ lên vết thương để sát trùng.
+ Thoa Povidon lên chỗ vết thương. Thổi cho thật khô trước khi cho bé vào chuồng lại (thuốc còn ướt mà bé liếm là ko tốt đâu).
+ Mỗi ngày làm 2 lần. Làm cho đến khi vết thương kéo mài lại.
+ SAU KHI VẾT THƯỜNG KÉO MÀI, thoa cortibion mỗi ngày 2 lần + bổ sung kê bóng để bé mau liền dạ, mọc lông lại.

5. Bé cái có thai + chế độ dinh dưỡng cho bé:

Dấu hiệu: ăn uống nhiều, đi vệ sinh nhiều, nổi ti, bụng phình to hình trái lê, thường ngủ nằm hơn là ngủ ngồi. CÓ THỂ hung dữ, đuổi đánh bé đực.
Những điều cần làm:
+ Tách bé cái ra chuồng riêng, diện tích cỡ 20x30x25 (RxDxC) và ko có tầng hay bất cứ cái gì để bé leo lên đc. Lót chuồng = mùn cưa. Có thể kết hợp 1 lớp cát lót ở dưới và 1 lớp mùn cưa ở trên để chuồng lâu hôi hơn.
+ Trong chuồng chỉ để wheel, chén ăn, bình nước. Đặt chuồng nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.
+ Bà bầu cũng phải đi tập thể dục cho dễ sinh => đừng phát hoảng khi bé nhà bạn chạy vòng vòng chuồng + chạy wheel nhìu.
+ Bổ sung cho bé cái super worm rang bơ, sâu gạo khô, cheese ball, lòng đỏ trứng luộc, tàu hũ non, rabster milk, yến mạch sữa hạt >>> Lưu ý: trứng + tàu hũ ko ăn cùng 1 ngày và mỗi tuần chỉ ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 lượng = ¼ đầu nón tay út.
NẾU BÉ SINH BẤT NGỜ >>> xem link này để giải quyết:

http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=59455
QUAN TRỌNG: Vì sao phải tách đực??? >>> Bé đực ngày nào cũng đòi xxx sẽ làm phiền bé cái khi đang chăm con => bé cái stress => bỏ chăm con, thậm chí là ăn con.

6. Khi bé cái sinh:

+ TUYỆT ĐỐI ko động chuồng nếu là Bear. Khoảng 2-3h thì quan sát 1 lần.
+ Nếu thấy baby ko nằm trong ổ, dùng 1 cái muỗng bọc khăn giấy múc vào chỗ bé mẹ đang nằm (miễn làm với Bear nhé).
+ Nếu lỡ làm abcxyz gì đó mà làm bé cái hoảng + giựt mình thì ko cho bất cứ ai lại gần chuồng (kể cả bạn). Ko động gì đến bé + chuồng (miễn cho ăn, cho chạy wheel, cho bánh chạy,bla bla bla…). Phòng có đèn thì tắt hoặc giảm độ sáng.
+ NẾU ko phải là Bear, khi bé mẹ hoảng, hãy để yên. Khoảng 2h sau khi bé k còn chạy khắp chuồng nữa, hết sức nhẹ nhàng, k gây bất kỳ tiếng động lớn nào. Bạn dùng giấy báo bọc 4 mặt chuồng lại. Sau đó thì tránh xa cái chuồng ra.
+ Thay nước + thức ăn thì nhẹ nhàng thôi ha, canh lúc bé thức, nhìn thấy bạn thì hãy thay.
+ Rải thức ăn trong chuồng, đặc biệt là gần ổ của bé mẹ. Vừa để bé mẹ k phải rời ổ kiếm ăn, vừa để cho baby ăn dặm khi mới bik bò. (cái này áp dụng cho bear sinh đc 7 ngày trở lên).
+ Khi nào baby đc khoảng 12 ngày tuổi thì bạn nhìn ngó đc rồi đó. (nếu bạn là ng đã từng có kn nuôi hams lâu năm thì 7 ngày là có thể bắt baby ra mà chơi. Nếu KO PHẢI thì đừng liều!)

7. Tách chuồng cho baby:

+ Khoảng 14-16 ngày là có thể tách chuồng nếu bé phát triển đầy đủ như bò khắp chuồng, tự ăn, tự uống đc.
+ Nếu bé còi, ốm yếu thì để lại cho bé mẹ chăm, bổ sung thêm sữa non bio or sữa dê non (nếu bạn có tiền) và yến mạch sữa cho bé (hạt này mềm, bé nó nhâm nhi đc).
+ Nên tách đực theo đực và cái theo cái.

8. Độ tuổi sinh sản của hams:

+ Hams từ 1,5 tháng trở lên là có khả năng giao phối để sinh sản. NHƯNG TUYỆT ĐỐI ko ghép cặp vào lúc này vì bé cái còn quá nhỏ.
+ Ghép cặp từ 2-2,5 tháng trở lên. Khoảng 3 tháng là bé sẽ ss và chăm con ổn.

9. Bé đực và bé cái đánh nhau:

+ Trc tiên là phải tách ra ngay. Miễn bàn cãi đại loại như: mình thấy tụi nó thân lắm mà, quấn quýt lắm mà sao h kì vậy, bla bla bla...
+ Sơ cứu cho bé theo mục số 4 phía trên.
+ Cho bé 1 cánh hoa hồng để giảm stress.
+ Tách ít nhất là 1 tuần, trong 1 tuần này theo dõi xem bé cái có mang thai hay ko (xem mục 5 phía trên). Nếu có thì tách luôn, ko có thì ghép cặp lại.

10. Cách ghép cặp:

+ Lấy 1 cái thau hoặc hộp nhựa to, cho mùn cưa vào. Bắt bé đực thoa phấn Johnson baby thơm tho, sạch sẽ cho vào trước.
+ Khoảng 15 phút, cho bé cái (cũng đc thoa phấn) vào sau. Nhớ cầm 1 cái muỗng trên tay.
+ Quan sát 2 đứa, nếu có lao vào cắn nhau thì dùng muỗng đẩy 2 đứa ra xa nhau. Chuyện này kéo dài khoảng 30 phút.
+ Sau đó lấy cái rổ, ụp 1 bé lại. Để bé kia đi vòng vòng bên ngoài cái rổ. Cứ khoảng 15p đổi chỗ 2 bé 1 lần.
+ Làm khoảng 2-3 lần thì lấy rổ ra xem 2 bé còn lao vào xử nhau nữa ko. Nếu chỉ hửi hửi rồi 1 bé nằm ngửa ra kêu ché ché thì là ok rồi đó.
+ Ngoài ra, nếu nhà bạn có chuồng tách đôi = vách lưới thì có thể cho 2 bé ở 2 bên để quen mùi nhau.

11. Vì sao ghép cặp lâu rồi mà hams vẫn chưa chịu sinh sản?

+ Ghép mà ko cắn nhau đổ máu tức là ghép đc. Còn chuyện tụi nhỏ có xxx để có baby hay ko thì bạn ko thể bắt ép đc (yên tâm, nuôi 1 năm mấy ko sinh vẫn là bt).
+ Khả năng ss cao nhất khi ghép 1 đực 1 cái trong 1 chuồng.
+ Và khả năng cuối cùng là 1 trong 2 bé bị vô sinh bẩm sinh hoặc do từng sử dụng thuốc để chữa bệnh. (Ví dụ: bệnh cảm dẫn ra thú y trị => sử dụng thuốc k phải chuyên biệt cho hams => hết bệnh thì dẫn đến vô sinh (mình bị t/h này))

12. Phân biệt giới tính cho hams:

+ Bé đc khoảng 7-10 ngày tuổi là dễ nhìn ra nhất. Baby nào nhô ra ở phần bpsd là đực, ko nhô ra là cái.
+ Bé lớn thì phân biệt theo cách trong link này:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=79
(lưu ý, bé đực có tuyến hương bị đóng màu vàng vàng giữa bụng)

13. Chân hams bị mắc kẹt:

+ Dùng gạc sạch hoặc khăn bông mềm thấm nước ấm rồi xoa bóp, massage cho lưu thông máu chỗ chân bị kẹt.
+ Sau khi massage kiểm tra xem chân bé có phản ứng khi chạm vào hay ko (co giựt chẳng hạn)
+ Thu hẹp dt chuồng, chỉ để bình nước thấp, chén ăn thấp + nhà ngủ. Ko sử dụng chuồng tầng, ống nối. Hạn chế việc đi lại của bé.
+ Cho bé 1 cánh hoa hồng để giảm stress. Để chuồng nơi yên tĩnh cho bé nghỉ ngơi.
NẾU CẦN KÍP KHI NGUY CẤP, có thể call cho mình qua sđt hoặc pm yh của mình dưới chữ kí. Nhớ là chỉ khi cần gấp nha, có gì thì cứ vào topic này hỏi cho tiện, sẵn share cho mọi ng cùng bik lun
[Updating......]
pn cũng thik hams nữa! Cùng hội nek
 

PoSuri.Crazy

Hamster Qậy
iu_hamster said:
Hy vọng bài viết này bổ ích cho các bạn đọc :

Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Hàng ngày khi dành time chơi với các bé, hãy kiểm tra các bước nhỏ theo link sau:
http://hamstervn.net/diendan/showpos...50&postcount=1
Bổ sung cho link trên:
Kiểm tra tai của bé, nếu bạn mút chuột mà bé phản ứng lại, vểnh tai, tròn mắt sáng long lanh nhìn về phía bạn thì bé khỏe mạnh. Cụp tai, ù lì thì bé đang ko khỏe.
ĐẶT CHUỒNG HAMSTER NƠI THOÁNG MÁT, SẠCH SẼ, YÊN TĨNH, TRÁNH QUẠT, GIÓ VÀ MÁY LẠNH.
.: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP NHẤT Ở HAMS :.
-Cảm cúm. Tiêu chảy. Mắt bị viêm. Sơ cứu khi bị thương nhẹ.
-Dấu hiệu mang thai + chế độ dd. Làm gì khi bé sinh. Tách chuồng cho baby. Độ tuổi sinh sản của hams.
-Làm gì khi đực cái đánh nhau. Cách ghép cặp. Vì sao ghép lâu mà chưa có baby. Phân biệt giới tính. Chân bé bị kẹt vào chuồng hay vật dụng.
1. Bệnh cảm cúm:

Đọc kĩ và làm theo link này:
http://hamstervn.net/diendan/showpos...2&postcount=24
NẾU bé vẫn ko có dấu hiệu thuyên giảm thì phải đưa đến bs thú y ngay (tham khảo link này để tìm phòng khám gần bạn nhất, ko chắc họ có khám cho hams hay ko nên bạn call để bik hén:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=26360)
NẾU bạn ko có điều kiện đưa bé đi bs, hãy làm theo link này:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=46912
>>> Bear to con nên uống liều mạnh hơn: 3 giọt/ 1 lần. Camp, ww thì 2 giọt/ 1 lần. Còn robo thì 1 giọt/ 1 lần.

2. Bệnh tiêu chảy:

Triệu chứng: phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, mùi hôi + chua. CÓ THỂ mệt mỏi, lừ đừ.
Nguyên nhân: do ăn nhiều thực phẩm tươi như rau tươi, trái cây, sâu sống hoặc ăn cùng lúc quá nhìu loại thức ăn mới gây ra rối loạn tiêu hóa.
Cách chữa:
+ Tách bé ra chuồng riêng nếu nuôi chung với bé khác. Vệ sinh chuồng và vật dụng sạch sẽ, thay lót chuồng mới đ/v chuồng cũ của bé.
+ Cho bé uống 1-2 giọt cafe đen đậm, ko đường. Café pha phin, ko dùng cafe gói hoặc loại rỏm pha sẵn ngoài lề đường, quán nước.
+ Ngừng ngay các loại thực phẩm tươi, nhìu nước, phô mai, sâu, snack hay bất cứ thức ăn phụ nào khác. Chỉ cho bé ăn thức ăn trộn = các loại hạt khô.
+ Nếu thấy bé yếu, có dấu hiệu mất sức thì cho uống nước đường pha loãng để hồi sức. Pha mà thấy hơi ngọt là đc.

LƯU Ý: tiêu chảy trở nặng sẽ thành ướt đuôi. Hams bị bệnh ướt đuôi phải được cách ly ngay lập tức. Cho bé uống một liều electrolyte solution (có bán tại nhà thuốc), bé sẽ bị mất nước nhiều nên bổ sung lượng nước trong cơ thể = nước đường. Mang bé đến bác sĩ thú y. Thức ăn dư thừa phải được đổ bỏ, chuồng trại dọn dẹp và khử trùng bằng nước sôi mọi thứ.
QUAN TRỌNG: phải rửa tay = xà phòng tiệt trùng sạch sẽ sau khi đụng vào hams.

3. Mắt bị viêm:

Triệu chứng: mắt sưng => bị híp lại, viền mắt đỏ, bé ko mở mắt dù thổi nhẹ vào.
Nguyên nhân: đ/v hams baby vì tuyến ghèn phát triển sớm mà bé chưa mở mắt => ghèn làm mắt bị viêm. Đ/v hams trưởng thành vì dị ứng cát tắm, lót chuồng hoặc bị cát dính vào mắt.
Cách chữa:
+ Ngưng sử dụng cát tắm, lót chuồng = khăn giấy cho đến khi bé hết đau mắt.
+ Lấy gạc sạch thấm nước ấm lau nhẹ mắt bé. Lau theo 1 chiều từ đuôi mắt lên khóe mắt. Vừa lau vừa ấn thật nhẹ. (mình khuyên ko dùng tăm bông vì nó cứng và bạn cầm thông qua cây => mất cảm giác về lực dùng tay).
+ Lấy gạc sạch thấm thuốc NaCl 0,9% rồi lau y như trên. Lau xong thổi khô rồi mới cho bé vào chuồng.
+ 1 ngày lau 3 lần. Sau 3-4 ngày sẽ hết.

LƯU Ý: ko sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào nhỏ trực tiếp vào mắt hams.

4. Sơ cứu khi bé bị thương NHẸ tức là ko lồi thịt, rách thịt cả đường dài (do cắn nhau hoặc do 1 cái j đó gây ra tổn thương đổ máu):
KHÔNG DÙNG CHO BỊ THƯƠNG NẶNG

Chuẩn bị 1 chai NaCl 0,9% + 1 chai Povidon Iodin 10% + gạc sạch + 1 chai Cortibion.
+ Dùng gạc sạch thấm NaCl rồi lau nhẹ lên vết thương để sát trùng.
+ Thoa Povidon lên chỗ vết thương. Thổi cho thật khô trước khi cho bé vào chuồng lại (thuốc còn ướt mà bé liếm là ko tốt đâu).
+ Mỗi ngày làm 2 lần. Làm cho đến khi vết thương kéo mài lại.
+ SAU KHI VẾT THƯỜNG KÉO MÀI, thoa cortibion mỗi ngày 2 lần + bổ sung kê bóng để bé mau liền dạ, mọc lông lại.

5. Bé cái có thai + chế độ dinh dưỡng cho bé:

Dấu hiệu: ăn uống nhiều, đi vệ sinh nhiều, nổi ti, bụng phình to hình trái lê, thường ngủ nằm hơn là ngủ ngồi. CÓ THỂ hung dữ, đuổi đánh bé đực.
Những điều cần làm:
+ Tách bé cái ra chuồng riêng, diện tích cỡ 20x30x25 (RxDxC) và ko có tầng hay bất cứ cái gì để bé leo lên đc. Lót chuồng = mùn cưa. Có thể kết hợp 1 lớp cát lót ở dưới và 1 lớp mùn cưa ở trên để chuồng lâu hôi hơn.
+ Trong chuồng chỉ để wheel, chén ăn, bình nước. Đặt chuồng nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.
+ Bà bầu cũng phải đi tập thể dục cho dễ sinh => đừng phát hoảng khi bé nhà bạn chạy vòng vòng chuồng + chạy wheel nhìu.
+ Bổ sung cho bé cái super worm rang bơ, sâu gạo khô, cheese ball, lòng đỏ trứng luộc, tàu hũ non, rabster milk, yến mạch sữa hạt >>> Lưu ý: trứng + tàu hũ ko ăn cùng 1 ngày và mỗi tuần chỉ ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 lượng = ¼ đầu nón tay út.
NẾU BÉ SINH BẤT NGỜ >>> xem link này để giải quyết:

http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=59455
QUAN TRỌNG: Vì sao phải tách đực??? >>> Bé đực ngày nào cũng đòi xxx sẽ làm phiền bé cái khi đang chăm con => bé cái stress => bỏ chăm con, thậm chí là ăn con.

6. Khi bé cái sinh:

+ TUYỆT ĐỐI ko động chuồng nếu là Bear. Khoảng 2-3h thì quan sát 1 lần.
+ Nếu thấy baby ko nằm trong ổ, dùng 1 cái muỗng bọc khăn giấy múc vào chỗ bé mẹ đang nằm (miễn làm với Bear nhé).
+ Nếu lỡ làm abcxyz gì đó mà làm bé cái hoảng + giựt mình thì ko cho bất cứ ai lại gần chuồng (kể cả bạn). Ko động gì đến bé + chuồng (miễn cho ăn, cho chạy wheel, cho bánh chạy,bla bla bla…). Phòng có đèn thì tắt hoặc giảm độ sáng.
+ NẾU ko phải là Bear, khi bé mẹ hoảng, hãy để yên. Khoảng 2h sau khi bé k còn chạy khắp chuồng nữa, hết sức nhẹ nhàng, k gây bất kỳ tiếng động lớn nào. Bạn dùng giấy báo bọc 4 mặt chuồng lại. Sau đó thì tránh xa cái chuồng ra.
+ Thay nước + thức ăn thì nhẹ nhàng thôi ha, canh lúc bé thức, nhìn thấy bạn thì hãy thay.
+ Rải thức ăn trong chuồng, đặc biệt là gần ổ của bé mẹ. Vừa để bé mẹ k phải rời ổ kiếm ăn, vừa để cho baby ăn dặm khi mới bik bò. (cái này áp dụng cho bear sinh đc 7 ngày trở lên).
+ Khi nào baby đc khoảng 12 ngày tuổi thì bạn nhìn ngó đc rồi đó. (nếu bạn là ng đã từng có kn nuôi hams lâu năm thì 7 ngày là có thể bắt baby ra mà chơi. Nếu KO PHẢI thì đừng liều!)

7. Tách chuồng cho baby:

+ Khoảng 14-16 ngày là có thể tách chuồng nếu bé phát triển đầy đủ như bò khắp chuồng, tự ăn, tự uống đc.
+ Nếu bé còi, ốm yếu thì để lại cho bé mẹ chăm, bổ sung thêm sữa non bio or sữa dê non (nếu bạn có tiền) và yến mạch sữa cho bé (hạt này mềm, bé nó nhâm nhi đc).
+ Nên tách đực theo đực và cái theo cái.

8. Độ tuổi sinh sản của hams:

+ Hams từ 1,5 tháng trở lên là có khả năng giao phối để sinh sản. NHƯNG TUYỆT ĐỐI ko ghép cặp vào lúc này vì bé cái còn quá nhỏ.
+ Ghép cặp từ 2-2,5 tháng trở lên. Khoảng 3 tháng là bé sẽ ss và chăm con ổn.

9. Bé đực và bé cái đánh nhau:

+ Trc tiên là phải tách ra ngay. Miễn bàn cãi đại loại như: mình thấy tụi nó thân lắm mà, quấn quýt lắm mà sao h kì vậy, bla bla bla...
+ Sơ cứu cho bé theo mục số 4 phía trên.
+ Cho bé 1 cánh hoa hồng để giảm stress.
+ Tách ít nhất là 1 tuần, trong 1 tuần này theo dõi xem bé cái có mang thai hay ko (xem mục 5 phía trên). Nếu có thì tách luôn, ko có thì ghép cặp lại.

10. Cách ghép cặp:

+ Lấy 1 cái thau hoặc hộp nhựa to, cho mùn cưa vào. Bắt bé đực thoa phấn Johnson baby thơm tho, sạch sẽ cho vào trước.
+ Khoảng 15 phút, cho bé cái (cũng đc thoa phấn) vào sau. Nhớ cầm 1 cái muỗng trên tay.
+ Quan sát 2 đứa, nếu có lao vào cắn nhau thì dùng muỗng đẩy 2 đứa ra xa nhau. Chuyện này kéo dài khoảng 30 phút.
+ Sau đó lấy cái rổ, ụp 1 bé lại. Để bé kia đi vòng vòng bên ngoài cái rổ. Cứ khoảng 15p đổi chỗ 2 bé 1 lần.
+ Làm khoảng 2-3 lần thì lấy rổ ra xem 2 bé còn lao vào xử nhau nữa ko. Nếu chỉ hửi hửi rồi 1 bé nằm ngửa ra kêu ché ché thì là ok rồi đó.
+ Ngoài ra, nếu nhà bạn có chuồng tách đôi = vách lưới thì có thể cho 2 bé ở 2 bên để quen mùi nhau.

11. Vì sao ghép cặp lâu rồi mà hams vẫn chưa chịu sinh sản?

+ Ghép mà ko cắn nhau đổ máu tức là ghép đc. Còn chuyện tụi nhỏ có xxx để có baby hay ko thì bạn ko thể bắt ép đc (yên tâm, nuôi 1 năm mấy ko sinh vẫn là bt).
+ Khả năng ss cao nhất khi ghép 1 đực 1 cái trong 1 chuồng.
+ Và khả năng cuối cùng là 1 trong 2 bé bị vô sinh bẩm sinh hoặc do từng sử dụng thuốc để chữa bệnh. (Ví dụ: bệnh cảm dẫn ra thú y trị => sử dụng thuốc k phải chuyên biệt cho hams => hết bệnh thì dẫn đến vô sinh (mình bị t/h này))

12. Phân biệt giới tính cho hams:

+ Bé đc khoảng 7-10 ngày tuổi là dễ nhìn ra nhất. Baby nào nhô ra ở phần bpsd là đực, ko nhô ra là cái.
+ Bé lớn thì phân biệt theo cách trong link này:
http://hamstervn.net/diendan/showthread.php?t=79
(lưu ý, bé đực có tuyến hương bị đóng màu vàng vàng giữa bụng)

13. Chân hams bị mắc kẹt:

+ Dùng gạc sạch hoặc khăn bông mềm thấm nước ấm rồi xoa bóp, massage cho lưu thông máu chỗ chân bị kẹt.
+ Sau khi massage kiểm tra xem chân bé có phản ứng khi chạm vào hay ko (co giựt chẳng hạn)
+ Thu hẹp dt chuồng, chỉ để bình nước thấp, chén ăn thấp + nhà ngủ. Ko sử dụng chuồng tầng, ống nối. Hạn chế việc đi lại của bé.
+ Cho bé 1 cánh hoa hồng để giảm stress. Để chuồng nơi yên tĩnh cho bé nghỉ ngơi.
NẾU CẦN KÍP KHI NGUY CẤP, có thể call cho mình qua sđt hoặc pm yh của mình dưới chữ kí. Nhớ là chỉ khi cần gấp nha, có gì thì cứ vào topic này hỏi cho tiện, sẵn share cho mọi ng cùng bik lun
[Updating......]
Có nhìu link mình zô hk đx bạn à
 
Top