• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Chó Mang Thai Và Những Điều Phải Thuộc Lòng

Chó là một trong những loại vật nuôi có khả năng sinh sản độc lập. Tuy nhiên, đối với các giống chó cảnh, chó nhà, tính hoang dã và bản năng của chúng đã mai một. Sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu như các chủ nuôi nắm vững cách chăm sóc chó mang thai. Nếu vậy, cún cưng sẽ nhanh hồi phục sức lực sau quá trình thai nghén. Hơn nữa, đàn cún con cũng sẽ khỏe mạnh và ra đời an toàn hơn.
Thời Gian Mang Thai Của Chó

Ngày xưa, các cụ chúng ta có câu: “Người mang thai 9 tháng 10 ngày, còn chó mèo thì 2 tháng 10 ngày”. Thực tế cũng đúng như vậy

Ngày mang thai này được tính từ ngày thụ thai. Nếu như bạn chủ động trong việc phối giống cho cún. Hãy tính từ ngày đưa đi nhảy cái, cộng thêm 1 ngày. Đối với các giống lớn, quá trình mang thai của chó có thể ngắn hơn giống nhỏ. Và lứa đẻ nào càng ít con thì thai kỳ của chó lại càng dài.

Rất nhiều khách hàng hỏi chúng tôi rằng: chó chửa mấy tháng thì đẻ? Chó có bầu mấy tháng thì đẻ? Chó có thai mấy tháng thì đẻ? Chó mang bầu mấy tháng thì đẻ? Chó mang thai mấy tháng thì đẻ? Câu trả lời chính xác nhất, là đưa chúng tới các bệnh viện chăm sóc chó mèo để kiểm tra. Những dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay x-quang đều có thể trả lời vấn đề này.

Dịch vụ siêu âm được nhiều người nghĩ tới nhất. Thông qua kết quả kiểm tra, chúng ta sẽ biết chó mang bầu mấy tháng đẻ và tình trạng sức khỏe của đàn con. Lưu ý rằng, kết quả siêu âm chỉ có tác dụng sau 25 ngày mang bầu. X-quang thì được dùng như một biện pháp phụ, để tính chính xác lượng cún con trong bụng. Thông qua việc đếm số xương sống, dịch vụ x-quang cho biết lượng cún con chính xác tới 95%

Dấu Hiệu Chó Mang Thai

Khi chó mang thai, sẽ có những thay đổi rõ rệt, từ hình thái cơ thể bên ngoài, cho tới thái độ, tính cách, hành động…

Cách nhận biết chó có thai thông dụng nhất là quan sát biến đổi cơ thể. Núm vú và phần bụng của chó sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Núm vú của chó mẹ sẽ cương cứng và hồng lên trông thấy. Đây là sự phát triển ban đầu của tuyến sữa, nhằm phục vụ cho việc nuôi chó con. Về phần bụng, dấu hiệu chó mang bầu là việc to dần lên, tròn đầy và nặng hơn.

Ngoài ra, sự thay đổi tính cách, hành vi cũng là dấu hiệu nhận biết chó có thai. Sự thay đổi thể trạng khiến cho khả năng ăn uống của chúng bị giảm sút. Hãy tưởng tượng như thời điểm nghén ở người vậy. Biểu hiện chó mang thai là sẽ ăn ít đi nhưng nhiều bữa trong 1 ngày. Thêm vào đó, chúng thích sự yên tĩnh và ấm áp. Một số sẽ lủi vào chỗ khuất một mình. Một số khác lại quanh quẩn bên chủ và thích được vuốt ve, chiều chuộng

Chú ý rằng, những dấu hiệu chó có bầu kể trên chỉ mang tính ước đoán. Thông thường, sau khi mang thai 30 ngày, những dấu hiệu chó có thai này mới trở lên rõ rệt hơn. Nếu như bạn chưa chăm chó đẻ lần nào, hãy đưa tới các phòng khám thú y để nhận được kết luận chính xác.

Biểu Hiện Chó Sắp Đẻ

Nếu như chó nhà bạn được đưa đi siêu âm trước đó, chắc hẳn bạn đã ước tính được ngày chuyển dạ của cún cưng rồi. Nếu không, hãy dựa vào các dấu hiệu dưới đây

Trước khi sinh khoảng vài ngày, tuyến sữa của chó đã phát triển rõ rệt và có hiện tượng tiết sữa. Quan sát bên ngoài, thì “phần bụng bầu” có sự chuyển động, thấy được bằng mắt thường. Chó chửa bắt đầu dạo ổ nhiều hơn. Thấy rõ dấu hiệu của sự bồn chồn, lo lắng, hồi hộp.

Khoảng thời gian 24h trước khi sinh, chúng sẽ có biểu hiện bỏ ăn, thở gấp. Tần suất đi vệ sinh cũng nhiều hơn (giống như bệnh đái dắt). Có dịch chảy ra từ phía âm hộ của chó có bầu. Chó ăn quá no sẽ bị nôn mửa nhẹ

Tại thời điểm đau đẻ, chó sẽ kêu la nhiều hơn và mạnh hơn. Điều này hoàn toàn giống với quá trình rặn đẻ ở người vậy. Nhịp thở của chúng dồn dập hơn. Nhịp tim cũng nhanh hơn. Nếu nước ối chảy ra ngoài mà chó con vẫn chưa chui ra thì phải liên hệ với bác sĩ thú y ngày. Đây là dấu hiệu khó đẻ ở chó. Có thể do chó mẹ không đủ sức sinh hoặc phôi thai ngược. Nếu xử lý chậm có thể gây tử vong chó con.

Cách Chăm Sóc Chó Đang Mang Thai

Việc chăm sóc chó mang thai chưa bao giờ là đơn giản. Ngay cả với những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm. Một số giống chó cần sự chăm sóc đặc biệt, nếu không thì tỉ lệ tử vong của chó con là rất cao. Hai thứ cần quan tâm hàng đầu là chế độ ăn uống và môi trường sống. Nếu có điều kiện, hãy đi siêu âm chó mang thai và nhận lời khuyên từ bác sĩ.

Khoảng thời gian 30 ngày đầu là dễ sảy thai nhất, cần đặc biệt chú ý. Nhưng điều khó là các biểu hiện của chó mang thai chưa xuất hiện trong thời điểm này. Kể cả dùng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh thì cũng chưa cho kết quả 100%. Nếu như bạn chủ động trong việc đưa chó đi phối giống. Hãy cứ coi là chó bạn đang có bầu và chăm sóc chúng nhiệt tình.

Khi chó mang thai, tâm trạng của chúng rất bất ổn. Hãy tạo ra một môi trường riêng, khép kín và yên tĩnh. Tránh để chúng vận động nặng. Bạn có thể dắt chúng đi dạo hoặc vui đùa nhẹ nhàng cùng chúng. Cẩn thận với việc chó mang thai bị chảy máu.
Dinh Dưỡng Cho Chó Mang Thai

Trong tháng đầu tiên mang thai, nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng canxi cao. Nếu chó mang thai bỏ ăn, biếng ăn, mệt mỏi trong giai đoạn này cũng đừng quá lo lắng. Điều này là hết sức bình thường. Nếu như tình trạng diễn ra quá dài (1 tuần trở lên) hãy đưa đến các bệnh viện thú cưng để kiểm tra nhé.

Giai đoạn thai kỳ thứ hai (30 đến 45 ngày), hãy bổ sung thêm sắt vào thực đơn cho chó mang thai. Sắt là chất quan trọng trong việc sản xuất và tái tạo máu. Nếu như bạn có kiến thức về chăm sóc bà bầu ở người. Bạn sẽ thấy điều này là hết sức bình thường. Động vật mang thai mất rất nhiều máu huyết để sản sinh ra con cái của mình.

Thời điểm sau đó, bạn có thể đầu tư hơn. Hãy mua những thực phẩm chuyên dùng cho chó mang thai, sữa cho chó mang thai nếu kinh tế dư dả. Lúc này đã rất gần với ngày chuyển dạ. Năng lượng là thứ quan trọng hơn bao giờ hết đối với chó mẹ.

Chú ý, nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất một cách TRỰC TIẾP, như uống hay tiêm… hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Chúng tôi khuyên các bạn sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi chứ không phải uống thuốc bổ sung canxi. Mọi hoạt động uống thuốc hay tiêm lúc này đều phải được bác sĩ kiểm tra.

Chăm Sóc Chó Mới Đẻ

Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống vẫn là hai thứ cần quan tâm hàng đầu lúc này.

Khi vừa đẻ xong, chó mẹ rất yếu và không thể di chuyển xa. Hãy đặt thức ăn ở sát ổ chó, nằm trong tầm với của nó. Đôi khi chó mẹ bỏ ăn sau sinh, nhưng không nhiều. Lượng thức ăn ban đầu có thể là nhỏ, nhưng sẽ tăng lên với một tốc độ chóng mặt. Với cách chăm sóc chó mới đẻ đúng, chó mẹ có thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều gấp 4 lần sau khi sinh.

Hãy cách ly ổ chó ra khỏi người lạ và toàn bộ các loài động vật khác là cách nuôi chó mới đẻ tốt nhất. Chó con sơ sinh rất yếu ớt, rất dễ bị tổn thương. Ngay cả những động vật cùng giống loài cũng có thể gây nguy hại cho nhau. Mặt khác, điều này cũng khiến cho chó mẹ cảm thấy thoái mái hơn. Bản năng làm mẹ sẽ khiến chúng rất hung dữ. Chó mẹ có thể tấn công chính bạn nếu chúng thấy điều đó cần thiết với đàn con. Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy chú ý sát sao hơn nữa. Tính hiếu động của lũ trẻ kết hợp với tính cảnh giác của chó mẹ luôn tiềm ẩn vô số rủi ro.

Để nắm được cách chăm sóc chó mang thai, tính toán chính xác thời gian chó đẻ và chuẩn bị tốt nhất cho cả chó mang bầu lẫn chó con. Hãy tham khảo bài viết dưới đây
https://pethealth.vn/cho-mang-thai/
———-
Mọi yêu cầu hay ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ:
Hệ Thống Bệnh Viện Thú Y PetHealth
https://pethealth.vn/
mypet.hospital@gmail.com
☎ Điện thoại: 024 2242 8882 | Open: 24h/7
#BenhVienThuYPetHealh , #BacSiThuYPetHealth
 
Top