• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Chó phốc sóc (pomeranian). Giá mua bán chó phốc sóc tại hà nội và tphcm ?

Sức khỏe của chó phốc sóc:
Chó phốc sóc nhìn chung tương đối khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gặp những vấn đề nhất định về sức khỏe. Chắc hẳn là không phải chú chó nào cũng có thể nhiễm các bệnh này. Nhưng bạn cần nhận thức được vấn đề trước khi nuôi giống chó này. Bạn nên tìm một địa chỉ bán chó uy tín, nơi bạn có thể yên tâm về nguồn gốc, chế độ bảo hành và tư vấn chăm sóc trọn đời cho chú chó của mình.

Cách nuôi chó phốc sóc tại Việt Nam
Môi trường sống. Những lưu ý khi nuôi phốc sóc:
Chó phốc sóc thích hợp sống trong điều kiện căn hộ. Chúng có mức độ vận động vừa phải nên chỉ cần đi dạo đoạn ngắn hàng ngày. Do kích thước cơ thể nhỏ bé nên bạn không nên cho chó vận động quá sức. Đặc biệt lưu ý không cho chó ra ngoài trong điều kiện trời nắng nóng mùa hè. Chó dề bị sốc nhiệt và dẫn đến tử vong.


Chó phốc sóc cần được xã hội hóa sớm để trở nên hoàn hảo khi trưởng thành
Phốc sóc rất ham chơi nhưng hay bị cả thèm chóng chán. Do đó, bạn cần cho chúng nhiều trò chơi và luôn mới mẻ. Chó phốc sóc giữ tập trung tương đối kém. Vì vậy, khi dậy chúng bạn nên giữ cho buổi học vui vẻ và thường không kéo quá dài. Bạn nên thường xuyên thưởng và động viên chú chó của mình khi thực hiện đúng khẩu lệnh.

Chó phốc sóc thích hợp với gia đình có trẻ em lớn (khoảng từ 7,8 tuổi trở lớn). Do kích thước nhỏ bé nên chúng dễ bị tổn thương. Đặc biệt với trẻ em quá nhỏ khi đùa nghịch vô tình có thể khiến chúng bị kích động. Bạn cần dạy con mình cách tiếp cận với chó, không nên có những hành vi nghịch thái quá như kéo đuôi, tai hoặc làm đau chúng. Không lấy thức ăn khi chúng đang ăn. Bạn không nên để trẻ em ở một mình với chó mà không có sự giám sát.

Chó phốc sóc có thể sống hòa thuận với mèo và các vật nuôi khác trong nhà. Và Dogily.vn cũng xin nhắc lại, chó phốc sóc không biệt thực ra chúng rất nhỏ bé. Vì vậy, bạn cần can thiệp kịp thời khi chúng có ý định gây chiến với những con chó to hơn.


Mặc dù thân hình bé nhỏ nhưng chó phốc sóc luôn nghĩ mình rất to lớn. Cần tránh cho chúng khiêu khích chó lớn hơn
Chế độ dinh dưỡng:
Phốc sóc là giống chó nhỏ nên hệ tiêu hóa của chúng tương đối kém. Chúng cần một thực đơn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng phù hợp. Chó con dưới 3 tháng tuổi có thể nấu cháo thịt nạc, rau củ chia thành 3-4 bữa/ngày.

Chó từ 3 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho chúng làm quen với các thực phẩm mới như đầu cổ gà, tôm xay nhuyễn. Cho chó ăn thành 3 bữa/ngày. Lưu ý: thời gian bữa ăn của chó không nhất thiết phải theo gia đình. Trong giai đoạn này, bạn vẫn phải bổ sung thên canxi nano và các vitamin khác. Có thể tập cho chó ăn các loại hạt khô trong trường hợp gia đình có việc bận không thể nấu ăn cho chó được.

Chó sau 9 tháng tuổi, bạn nên rút ngắn cho chó ăn còn 2 bữa/ngày/ Lưu ý, phốc sóc là giống chó nhỏ, khối lượng vận động thấp. Vì vậy, cần kiểm soát lượng thức ăn, tránh để chó bị béo phì.

Bạn cũng cần cung cấp nước uống thường xuyên cho chó. Do hệ tiêu hóa của phốc sóc tương đối kém nên bạn cần tránh các thực phẩm sau: sữa bò tươi, các loại xương động vật, đặc biệt không nêm gia vị vào thức ăn cho chó tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của chúng.


Một em pomeranian được chăm sóc bộ lông cực cẩn thận
Chăm sóc bộ lông chó phốc sóc:
Chó phốc sóc đẹp nhất ở bộ lông dày, mềm mại mượt mà. Lông dài ở phần xung quanh cổ và ngực tạo thành một cái bờm làm cho chó phốc sóc trông kiêu hãnh hơn. Giống chó này ít rụng lông. Con đực thường thay lông 1 năm/lần. Con cái thì có thể thay lông sau khi sinh hoặc khi chúng bị căng thẳng. Bạn cần chải lông chó phốc sóc 2-3 lần/tuần bằng bàn chải chuyên dụng cho chó. Việc chải lông cho chó giúp cho bộ lông trở nên bóng mượt, ngăn ngừa bị rối. Bạn nên chải sâu sát da để đảm bảo loại bỏ toàn bộ lông rụng.

Bạn cũng có thể đưa em phốc sóc đến spa cắt tỉa lông thường xuyên. Bạn có thể tắm cho chúng 2-3 lần/tuần với sữa tắm và dầu xả có độ PH thích hợp. Chó phóc sóc cũng cần được cắt tỉa móng thường xuyên cũng như đánh răng 2-3 lần/tuần để tránh bệnh về đường miệng và mùi hôi.

Khi chải lông cho cún. Bạn cần kiểm tra các vết lở loét, mụn nhọt bất thường trên cơ thể cún để xử lý kịp thời. Vệ sinh tai bằng bông gòn ẩm với chất tẩy rửa nhẹ nhàng.

Sau khi chải chuốt và vệ sinh cơ thể cho cún cưng. Bạn nên động viên khen ngợi hoặc thưởng đồ ăn cho chúng để chúng cảm thấy thú vị, hào hứng trong các lần kế tiếp.
Read more
 
Top