• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Chữa bệnh Thỏ Con sau cai sữa

Canavaro

Active Member
Chữa bệnh Thỏ Con sau cai sữa
Thỏ con sau khi cai sữa khoảng 1- 2 tháng tuổi, chết lai rai, có 3 nguyên nhân chính:

1 - Bệnh đau bụng đi ỉa: Thực chất là rối loạn tiêu hóa, do thay đổi thức ăn đột ngột, hoặc do thức ăn, nước uống bẩn hoặc do thời tiết thay đổi, mưa tạt, gió lùa... Phân thỏ lỏng, hậu môn bê bết, thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều, gầy yếu rồi chết dần. Khi thấy hiện tượng thỏ bị đau bụng tiêu chảy, phải ngưng ngay thức ăn, nước uống và các yếu tố mất vệ sinh khác. Cho uống ngay nước chát, đặc của cây nhọ nồi, búp ổi... Có thể cho uống Sulfaganidin với liều 0,1g/kg thể trọng, liên tục trong 3 ngày.

2 - Bệnh cầu trùng (cocidiosis): Là bệnh khá phổ biến ở thỏ, gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi thỏ. Bệnh do đơn bào ký sinh Eimcria gây nên trong điều kiện chăn nuôi và vệ sinh kém. Có 2 dạng bệnh, cầu thang gan và cầu trùng ruột.

Thỏ con từ nhỏ đã nhiễm kén cầu trùng, kén này thường xuyên ký sinh trong cơ thể thỏ. Sau khi cai sữa, thỏ con tiếp tục nhiễm cầu trùng trong phân thỏ thải ra. Nếu mật độ nuôi nhốt lớn, nóng, ẩm, tốt tăm, ngột ngạt, dinh dưỡng kém... sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì cầu trùng phát triển nhanh, mạnh: Vừa phân hủy tế bào gan, ruột, vừa tiết độc làm cho thỏ gầy yếu và chết dần, có khi chết hàng loạt, cao điểm 2-3 tháng tuổi.

Để phòng bệnh, sau khi cai sữa dùng các loại Sulfamit như Sulfaquinoxalin, Sulfathyazol, Sultadimethoxin... trộn với thức ăn tinh, với liều 0,1 - 0,2gr/kg thể trọng, cho ăn 7 ngày, nghỉ 3 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày sẽ hạn chế được sự phát triển của cầu trùng.

Nếu trong đàn đã có một vài con chết vì cầu trùng, thì có nghĩa là đàn thỏ đã bị nhiễm nặng cần dùng thuốc như trên với liều 2-3 lần, uống liên tục trong 10 ngày, kết hợp bồi dưỡng thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố.

3 - Bệnh tụ huyết trùng: Trong niêm mạc của thỏ thường có vi trùng Pasteurella tiềm sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, do cai sữa, thay đổi thức ăn, thời tiết đột ngột, mưa tạt, gió lùa, dinh dưỡng kém... thì vi trùng này phát triển nhanh, mạnh và gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau như viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não dẫn đến thỏ hay bị nghiêng đầu... Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh tụ huyết trùng heo, gà cũng có thể lây lan cho thỏ.

Thuốc đặc trị là Streptomycin với Liều 0,1g/kg thệ trọng hoặc Kanamy- cin với liều 0,05gr/kg thể trọng, tất cả đều tiêm liên tục trong 3 ngày. Thỏ rất mẫn cảm với vi trùng Pasteurella, nên phải đề phòng bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng tốt, mật độ vừa phải trong môi trường vệ sinh, không nuôi thỏ chung trong chuồng gà, chuồng heo, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
 
Top