• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị các loại bệnh thông thường cho cún cưng

KimReyo

New Member
II. Các lọai bệnh và cách chăm sóc:
1) Bệnh sốt ho ở chó: còn gọi là Care. Bệnh này chỉ gặp ở chó con thôi chứ chó già thì ít lắm ^^
• Bệnh này chi White Fang có nói kĩ rồi, mình ko nhắc lại nữa, chỉ nhắc lại là bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách cho cún chích ngừa mà thôi. Khi phát hiện cún có triệu chứng bị bệnh thì ta nên dành cho cún chỗ ở sạch sẽ, khô ráo, thóang mát, ko nóng và thóang khí.
• Trong luc này chó cần ăn các thức ăn dễ tiêu như sữa, trứng luộc, pho mát, thịt nạc tán nhuyễn. ko để trẻ em và các vật nuôi khác đến gần chó. Nước mắt & nứơc mũi phải lau sạch va tuyệt đối làm theo lời khuyên bs,ko để chó ẩm ướt hoặc bị lạnh.
• Khi cho có dấu hiệu hồi phục ko nên cho chó ăn quá nhiều, ăn thành nhiều bữa. Sau khi quá trình kết thúc dù kết quả ntn ta cũng phải rửa sạch, phóng uế tòan bộ nơi ở của pet để phòng bệnh.

2) Bệnh múa giật:
• Là di chứng thường xuyên của bệnh sốt ho. Triệu chứng là các cơ bắp thường bị co rúm và chưa có thuốc chữa trị . Chứng bệnh này không làm suy yếu khả năng sinh sản của giống chó tốt. Việc sanh con sẽ giảm bớt chứng múa giật ở chó mẹ. Chứng múa giật thường được coi như tình trạng chó thiếu sức khỏe. Tình trạng này thường càng lúc càng xấu đi.
3) Bệnh kinh phong
Là chứng co giật của chó cái xảy ra trước khi, trong khi hoặc sau khi sanh con. Nếu chó mẹ được cho ăn đầy đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ mang thai sẽ tránh được bệnh kinh phong. Triệu chứng bệnh này từ những biểu hiện bồn chồn khó chịu và co giật nhẹ đến những cơn nguy kịch có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Những nhu cầu về canxi trong cơ thể của bầy chó con thường làm suy sụp nguồn canxi trong cơ thể chó mẹ.
Bệnh kinh phong có thể điều trị bằng cách tiêm gluconate caxi bổ sung vào khẩu phần ăn của chó 1 lượng canxi có thể dung được và vitamin D.

4) Bệnh còi xương
- Đây là bệnh ở chó con do mất khả năng canxi hóa. Những di tật ở xương do bệnh này gây ra có thể kéo dài suốt đời của cún.
- Triệu chứng : lâm trạng thái hôn mê, cổ bị cong, lưng còng, khớp xương bị méo mó hoặc nổi u, chân cong, các cơ bắp nhão đi, xương cẳng chân mọc dài ra, các khớp sụn ở xương sườn lòi ra. Ở những giai đọan cao hơn của căn bệnh, toàn bộ xương trở nên mềm di, dễ méo mó và dễ gãy, răng mọc chậm.
- Phòng bệnh:
• Bệnh còi xương là hậu quả của thiếu canxi, phốt pho và vitamin D. Có thể ngừa trước căn bệnh này bằng cách cung cấp vào khẩu phần ăn của chó đầy đủ những chất kể trên. Nếu bệnh chưa đến thời kỳ trầm trọng, có thể chữa trị bằng cách trên; tuy vậy, những biến dạng xương do bệnh gây ra khó được sữa chữa lại. Đối với những con chó được nuôi trong nhà,do không được tắm nắng mặt trời hoặc nếu có cũng chỉ là ánh sáng mặt trời xuyên qua cửa kính nên nhu cầu cung cấp vitamin D nhân tạo càng cao hơn.
• Tình trạng mất cân đối hoặc thiếu chất trong khẩu phần ăn vốn gây ra bệnh còi xương ở chó mẹ có thể gây ảnh hưởng đến con cai, nhưng trường hợp này là do căn bệnh tái phát trở lại chứ không phải do di truyền.
Chó trưởng thành thường có nhu cầu về canxi, phốt pho và vitamin D ít hơn so với chó cái mới sanh hoặc chó con; song chứng nhuyễn xương , tức bệnh còi xương ở giai đọan sau, thường xảy ra ở những chó trưởng thành là do hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng lúc đó còn nhỏ. Trong những trường hợp như thế, xuơng mềm sẽ dẫn đến tật què quặt hoặc biến dạng.
• Việc chữa trị cũng tương tự như khi chữa trị bằng chứng còi xương của chó lúc nhỏ, tức là bổ sung canxi, phốt pho, và vitamin D vào khẩu phần. Nhất là khi chó mang thai hoặc đang trong thời kì cho con bú, ta nên cung cấp cho nó thật nhiều những chất trên, vừa để bồi dưỡng cho chó vừa để cung cấp đủ lượng chất tạo 1 bộ xương hoàn chỉnh cho bào thai và cho sự sinh trưởng của chó con.
5) Bệnh Leptospira (bệnh Xoắn khuẩn chó):
a. Nguyên nhân:
- Do một trong 2 loại khuẩn xoắn gây ra là Leptospira canicola và Leptospira icterohenorrhagiae. Chúng thường đc tìm thấy trong phân & nứơc tiểu chuột nhiễm bệnh mà các chú chó ăn phải @@ và chó bệnh cũng sẽ truyền qua cho chó khỏe. Bệnh cũng có thể truyền qua cho người nhưng trường hợp này rất hi hữu. Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh và đặc biệt là chó đực hoặc chó đc thả rong .
b. Triệu chứng:
- Thời giàn ủ bệnh tự-15 ngày.Thân nhiệt thay đổi, nôn mửa, bỏ ăn, viêm dạ dày, tiêu chảy, phân sậm màu, vàng da và suy nhược cơ thề. Có thể chuẩn đoán bệnh bằng cách xét nghiệm máu và nứơc tiểu. tỉ lệ chết có thể lên đến 60% -90%
c. Phòng bệnh:
- Nêu phát hiện bệnh ở giai đọan đầu ta có thê đều trị bằng penicillin, và các biện pháp hỗ trợ khác như: Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
- Ngòai ra t cũng cần diệt chuột, rửa sạch, sát trùng các dụng cụ xung quanh nơi nhốt chó. Cách ly chó khỏe với chó bệnh. Và PHÒng BỆNH BẰNG VACXIN
6) Bệnh viêm gan truyền nhiễm
a. Nguyên nhân: Do virus ở gan gây ra ( ko cùng loại virus gây viêm gan ở người)chỉ có ở chó với những biểu hiện gây sốt 2 pha, giảm mạnh lượng bạch cầu, viêm kết mạc và đục giác mạc, gan sưng to. Tử
số cao trên chó con. Bệnh này thường tiến triển nhanh và gây tử vong và virus vẫn tồn tại trong phân qua 1 thời gian dài dễ gây truyền nhiễm.
b. Triệu chứng:
- Khát nước bất thường, bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy đau nhức khiến chó rên rỉ và lên cơn sốt, thủy thủng dưới da và vùng đầu. Khi mắc bệnh chó thường hay lẫn trốn.
c. Phòng bệnh:
- có thể chích vacxin cùng loại với bệnh care. Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng. Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE.
- Ngoài rat a cũng nên cách ly chó khỏe với chó bệnh. Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh. Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.PHÒNG BỆNH BẰNG VACXIN
7) Bệnh lông quặm và lông quớc:
- Khi long mi bị lộn ngược, nếu lộn vào là long quặm, nếu lộn cong ra là long quớc. Đây là bệnh di truyền về mắt, chỉ xảy ra ở 1 số lòai chó nhất định. Có thể điều trị bằng cách phẫu thuật và ko để lại thẹo.
8) Bệnh viêm màng kết
- Nguyên nhân: là do một số kích thích, những tổn thưong, các bệnh lây nhiễm, và các bệnh sốt thường dẫn đến hứng viêm tấy màng quanh mi mắt chó.
- Triệu chứng: Màng kết hơi đỏ lên, chảy nứơc mắt, sau đó bệnh trở nên nặng hơn, màng kết sưng tấy lên, màu mắt tối lại. Nước tiết ra là nhầy có lẫn mũ và có màu vàng. Mi mắt khép dính lại và có nổi hột.
- Khi mắt bị viêm dài sẽ ảnh hưởng đến giác mạc. Mũ phát triển cuối cùng thâm nhập vào nhãn cầu làm cho chó đau buốt và dẫn đến mù hòan tòan
- Chữa bệnh: dùng dung dịch axit boric 2% rửa mắt thường xuyên cho chó và môi thúôc mỡ có kháng sinh dùng cho mắt
9) Bệnh dại
- Do virut gây ra, có thể lan truyền đối với tất cả đv máu nóng. Căn bệnh bộc phát từ những đv hoang dã như sói , cáo….và lây truyền qua chó, chó cắn người hay những con vật khác khiến bệnh lan truyền rộng lên. Virút tìm thấy trong nứơc dãi của chó thường lây truyền qua vết xứơc.
- Trịêu chứng: chó đang hiền đột ngột hung dữ và ngược lại chó đang dữ trở nên hiền lành, ngoan ngoãn. Mới đầu, chó thường thích đến gần chủ, chó trở nên tham ăn hơn và có thể ăn bất cứ thứ gì ( đá, kim loại, gỗ….). Sau đó chó muốn đi lang thang và trở nên tách xa khỏi chủ và hay cắn. Tiếp đó miệng sủi bọt mép, hạ hàm dưới,, có “ cái nhìn xa xăm”, tiếng sủa bị lạc đi. Cuối cùng, 2 chân sau và các bộ phận thân sau đều tê liệt và  tử vong
- Phòng bệnh: tránh cho chó tiếp xúc với các con vật lạ bên ngòai dù là mèo hay chó, nên quan tâm chú ý khi chó có những vết xứơc do mèo cào, chó khác cắn và chích ngừa dại cho chó. Khi phát hiện chó bị bệnh cần tránh xa và tìm cách đưa đi bs, ko nên lại gần ôm ấp, vuốt ve, an ủi kẻo bị cắn..
10) Bệnh lưỡi đen
- Bệnh này như bệnh thiếu niacin ở ngừơi, ít xảy ra với các em chó đc chăm sóc đầy đủ. Bệnh này xảy ra do thiếu axit nicôtin hay con goi là vitamin B2. Bệnh có thể xảy ra trong thời gian dài và ko lây lan
- Triệu chứng: bắt đầu bằng việc hôn mê, bỏ ăn, táo bón, ói từng cơn và miệng có mùi hôi. Khi bệnh bắt đầu pt, màng nhầy ở miệng, mắt, lưỡi hóa đó và viêm tấy lên, có những vết thâm tím ở vùng ngoài của lưỡi. Miệng nổi mụn nhọt có mủ loét và da khô 2 bên má tróc ra.
- Bệnh này thường ít xảy ra ngoài trừ khi chủ của chó quá cẩu thả và hà tiện đến mức chỉ cho chó ăn các đồ ăn lặp lại như thịt muối, đậu, khoai tây ngọt…
- Phòng bệnh: bệnh ko có thuốc chữa, chỉ có thể bổ sung những thức ăn co chứa nhiều Vitamin B2 gồm axit nicotic như thịt bò, men bia, mầm lúa mạch, sữa trứng nhất là gan tươi cho chó.
- Ngoài ra khi bệnh quá nghiêm trọng, ta cũng có thể tiêm axit nicotic dưới da, cái này thi tùy theo huong dan cua bs thôi. Và một số cách dân gian như rửa sạch, sát trùng miệng cho chó nhưng sẽ ko có tac dung nếu ta ko chỉnh lai khẩu fần ăn của chúng
 

Quỳnh anh8888

New Member
Bạn ơi! Giúp mình nhé!
Mình mới nuôi chó nên chưa có kinh nghiệm .
Mình mớibawst 1 cặp nhật lai bắc kinh về nuôi lúc bắt thi pé lanh lắm.. Mang về đc một bữa thì bé bị nôn và tiêu chảy! Lâu lâu đứng dậy đi loạng choạng rồi lại nằm ngủ...
Làm sao bây giờ! Hic
 

giamgiachotui

New Member
Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý, chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên, như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc. Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ, hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Đó là những chú chó nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaccin phòng dịch, ngày tẩy giun sán.
 

Bích nhím

New Member
chó của t bị chảy nc mắt, mắt đỏ nhưng cún vẫn khỏe mạnh k có vấn đề gì khác nên t k bit mắt cún bị lsao. nước mắt cún chảy thành vệt màu đỏ ở mắt. bạn nào có bit cách j chữa jup t vs nhé! thanks
 
Top