• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Kỹ thuật nuôi Dê

Canavaro

Active Member
I-GIỚI THIỆU NHỮNG GIỐNG DÊ HIỆN CÓ Ở VIỆT NAM

Dê địa phương (một số nơi còn gọi là “dê cỏ”): có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng; trọng lượng trưởng thành 30 – 35 kg, sơ sinh 1,7 – 1,9 kg, 6 tháng tuổi 11 – 12 kg; khả năng cho sữa 350 – 370 g/ ngày với chu kỳ cho sữa là 90 – 105 ngày; tuổi phối giống lần đầu 6 – 7 tháng, đẻ 1,4 lứa/ năm 1,3 con/ lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cao sữa 65 – 70%; phù hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.

Dê Bách Thảo: Là giống dê kiêm dụng sữa thịt, cho đến nay người ta cũng chưa xác định rõ nguồn gốc của nó. Một số người cho rằng nguồn gốc của nó là con lai giữa dê British-Alpine từ Pháp với dê Ấn Độ đã đuợc nhập vào nước ta, nuôi qua hàng trăm năm nay. Dê này có màu lông đen loang sọc trắng, tai co cụp xuống; trọng lượng trưởng thành 40 – 45 kg dê cái, dê đực 75 – 80 kg, sơ sinh 2,6 – 2,8 kg, 6 tháng 19 – 22 kg; khả năng cho sữa là 1,1 – 1,4 kg/ ngày với chu kỳ cho sữa là 148 – 150 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 7 – 8 tháng, đẻ 1,7 con/ lứa và 1,8 lứa/ năm. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn, hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng, và đều cho kết quả chăn nuôi tốt.


Dê Bách Thảo
Dê Jumnapari: Là giống Ấn Độ được nhập vào nước ta từ năm 1994, có màu lông trắng tuyền, chân cao; trọng lượng trưởng thành 42 – 46 kg, con đực 70 – 80 kg, sơ sinh 2,8 – 3,5 kg, 6 tháng 22 – 24 kg; khả năng cho sữa 1,4 – 1,6 kg với chu kỳ 180 – 185 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 8 – 9 tháng; đẻ 1/3 con/ lứa, 1,3 lứa/ năm. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.

Dê Beetal: Cũng là 1 giống dê Ấn Độ được nhập về cùng lúc với dê Jumnapari; màu lông đen tuyền hoặc lông trắng, tai to dài cụp; khả năng sản xuất tương đương dê Jumnapari; phàm ăn và hiền lành.

Dê Barbari: Là giống dê được nhập về từ Ấn Độ có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 30 – 35 kg; dê có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,9 – 1 kg/ ngày với chu kỳ 145 – 148 ngày; khả năng sinh sản tốt đẻ (18 con/ lứa và 1,7 lứa/ năm). Dê có thân hình thon chắc, ăn rất tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành phù hợp với hình thức chăn nuô ở nước ta.

Dê Alpine: Là giống dê sữa của Pháp (nuôi nhiều ở vùng núi Alpes), màu lông chủ yếu màu vàng, đôi khi đốm trắng, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 40 – 42 kg, con đực 50 – 55 kg, sản lượng sữa 900 – 1000 lít/ 1 chu kỳ cho sữa 240 – 250 ngày. Dê Alpine đã được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tỉnh Ninh Thuận; tinh cọng rạ của giống dê cũng được nhập về từ Pháp, đang được dùng để lai tạo với dê trong nước, bước đầu đã cho kết quả tốt.

Dê Saanen: Là giống dê chuyên dụng sữa của Thụy Sĩ, nuôi nhiều ở Pháp và các nước châu Aâu; dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ; có năng suất sữa cao 1000 – 1200 kg sữa/ chu kỳ trong 290 – 300 ngày. Trọng lượng con cái trưởng thành 45 – 50 kg, con đực 65 – 75 kg. Giống dê Saanen cũng đã được nhập vào nước ta bằng tinh cọng rạ, và đã dùng lai tạo với dê Bách Thảo, cho kết quả tốt. Mới đây, chúng ta nhập 25 dê Saanen về Việt Nam nuôi thử nghiệm và đang theo dõi thích nghi chúng.

Dê Boer: Là giống dê chuyên dụng thịt, có nguồn gốc từ châu Phi, nay được nuôi nhiều ở Mỹ, châu Phi. Giống dê này có màu lông nâu, có vòng trắng quanh cổ. Con đực nặng tới 100 – 160 kg, con cáinặng tới 90 – 110 kg. Dê này có cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh. Để phát triển giống dê thịt quí này, ở Mỹ đã thành lập một Hội chăn nuôi dê thịt Boer. Nhiều nước đã nhập giống dê thịt phù hợp với điều kiện ở từng nước.


Dê Boer
II-NHU CẦU DINH DƯỠNG

a. THỨC ĂN CUNG NĂNG LƯỢNG:

Thức ăn cung năng lượng gồm hai loại là thức ăn thô và thức ăn tinh

* Thức ăn thô: thường là những loại cỏ họ Hoà Thảo như: cỏ Lông Tây, Cỏ Mật, cỏ Đuôi Chồn, Cỏ Chỉ cỏ Nước Mặn, cỏ Voi, cỏ Sả … Ngoài ra còn có các loại lá cây như lá mít lá chuối lá sung, dâm bụt rau muống, dây khoai lang…

Những loại cỏ lá cây này là nguồn thức ăn thô cung năng lượng chủ yếu cho thú, nhưng các loại thức ăn thô đôi khi chất lượng biến động nên thú phải ăn một khối lượng lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thú. Do khả năng chứa của dạ cỏ là có hạn, nên ta phải cung cấp thêm thức ăn giào năng lượng bằng các loại củ quả, ngủ cốc… Nhưng thức ăn tinh lại thiếu xơ vậy khẩu phần phải có thức ăn thô xanh để cung cấp chất xơ ,vì đặc điểm tiêu hoá của thú nhai lại có thể tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ.

* Cellulose : còn gọi là chất xơ có cấu trúc mạch polimer khoảng 8000 phân tử đường β-glucose liên kết với nhau. Động vật bậc cao không có men tiêu hoá nên cellulose là loại thực liệu rẻ tiền,nhưng vi sinh vật dạ cỏ của thú nhai lại hoặc ruột già thỏ ngựa có men thuỷ phân thành β-glucose là loại đường đơn cung cấp năng lượng chủ yếu cho thú là loại thức ăn rẻ tiền và dể tìm, ngoài ra chất xơ có vai trò kích thích nhu động và co bóp của của hệ tiêu hoá cho thức ăn di chuyển dể dàng ,lôi cuốn các chất cặn bã , độc hại thải khỏi đường ruột làm giảm tác hại cho cơ thể, tạo nên khuôn phân, chống sự táo bón, giúp hệ tiêu hoá hoạt động bình thường.

* Thức ăn tinh: là nguồn thức ăn giào năng lượng ít xơ (
 
Top