• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Kinh nghiệm chăm sóc chào mào thay lông

minhthanhpower

New Member
Chào mào thay lông được coi là giai đoạn yếu nhất trong sức khỏe của chào mào. Nếu không sự chăm sóc cẩn thận ở giai đoạn này thì chào mào rất có thể bị mất lửa. Để giúp bạn có thêm những kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc chào mào thay lông, Yêu Chim sẽ chia sẻ cụ thể ở nội dung bài viết dưới đây.

Chào mào thay lông vào tháng mấy?

Thời gian thay lông của chào mào thường không cố định. Đối với những chú chim chào mào sinh sống ngoài thiên nhiên sẽ thường thay lông vào tháng 8-11 dương lịch, 1 năm sẽ thay khoảng 1 lần.

Với những chú chim nuôi nhốt, thời gian thay lông sẽ rơi vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Nguyên nhân dẫn tới thời gian thay lông khác nhau là do thay đổi cám, thay đổi thời tiết và môi trường sống. Thời gian thay lông trung bình của chào mào sẽ từ 60 tới 80 ngày.

Chào mào thay lông nào trước?

Khi bạn thấy chú chào mào có dấu hiệu bộ lông khô và xơ xác, dưới đáy lồng có xuất hiện một vài cọng lông thì quá trình thay lông đã bắt đầu. Thông thường ở loài chào mào, lông mình và lông cánh sẽ rụng trước rồi mới tới lông đuôi. Nếu bạn thấy lông tách, mào chim mọc lên thì đó là đặc điểm nhận biết chim chào mào đã thay lông gần xong. Việc chào mào thay lông chậm sẽ tùy thuộc vào nhiều lý do, đa số là tùy thuộc vào cơ địa, một phần là do cách chăm sóc của chúng ta. Xét về cơ địa, mỗi chú chào mào sẽ có cơ địa riêng nên việc nuôi dưỡng sẽ không thể can thiệp. Còn nếu là do tác động của yếu tố bên ngoài thì bạn phải thay đổi cách chăm sóc hằng ngày cho chim.


→ Chia sẻ: Cách trị bệnh tiêu chảy ở chào mào hiệu quả

Cách chăm sóc chào mào thay lông đúng cách

Để cho những chú chào mào thay lông nhanh và đẹp, bạn cần phải chú ý đến chế độ chăm sóc và bổ sung thức ăn cho chúng. Cùng với đó chế độ nghỉ ngơi và tắm táp cho chúng cũng không kém phần quan trọng.

1. Chào mào thay lông nên ăn gì?

Trong quá trình thay lông, chào mào sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bạn cần phải bổ sung thức ăn cho chúng. Trong khoảng thời gian này, chào mào cần phải nạp vào cơ thể một lượng thức ăn nhất định để có dinh dưỡng nuôi bộ lông mới.

Khi chào mào thay lông bạn vẫn cần phải bổ sung cám cho chúng, đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Lưu ý, nên chọn loại cám tổng hợp có tính mát, chứa nhiều các loại trái cây và khoáng chất. Đặc biệt, bạn không nên cho chào mào ăn cám tên lửa, vì trong giai đoạn thay lông, cám tên lửa chứa hàm lượng đạm rất cao và nóng, điều này sẽ làm hỏng bộ lông của chim.

Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên cũng rất thích hợp để chào mào ăn trong thời điểm thay lông. Các loại trái cây tốt cho chào mào phải kể đến như: Cà chua, mướp, đu đủ,… Đặc biệt là một số loại trái cây tạo sắc tố đỏ cũng rất tốt cho bộ lông cũng như hậu môn của chào mào như: Quả gấc, cà rốt, đu đủ…

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm cho chào mào thức ăn dạng tươi để bổ sung thêm nhiều protein. Các loại thức ăn tươi rất tốt cho chào mào như: Trứng kiến, châu chấu, cào cào non… Tuyệt đối không được cho chào mào ăn sâu quy vì sẽ khiến chúng bị nóng, bộ lông mọc bị xoăn không được đẹp.

Bên cạnh đó, cũng cần cho chim ăn thêm lạc. Trong lạc có chứa rất nhiều chất béo để cho lông chim được óng mượt, thúc đẩy thời gian mọc lông nhanh hơn.

Chào mào thay lông có nên cho tắm không?

Chế độ nghỉ ngơi và tắm rửa hợp lý cho chào mào là hoàn toàn cần thiết trong giai đoạn thay lông. Do vậy bạn cần phải lên lịch trình nghỉ ngơi và tắm rửa cho chim thật hợp lý.

Về thời gian nghỉ ngơi, bạn nên cho chào mào đi ngủ vào lúc 6h tối, không để chào mào ngủ quá muộn. Để chào mào ngủ bạn có thể đậy khăn trùm lồng.

Đối với thời gian tắm nắng, mỗi ngày bạn cho chúng tắm nắng khoảng 30 phút vào mỗi buổi sáng lúc 7h, vitamin D sẽ giúp cho bộ lông của chào mào được cứng cáp và chắc khỏe. Thời gian tắm mát phù hợp với chào mào là lúc 12h trưa, sau khi tắm cho chúng phơi nắng khoảng 30 phút.

Lồng chào mào thay lông cần bố trí thế nào?

Về lồng nuôi chim thay lông, trong lồng bạn nên cho một chút vỏ cam hoặc quýt ở dưới đáy lồng. Mục đích là để làm giảm nhiệt độ trong lồng vì nhiệt độ lồng lúc nào cũng cao hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 1 – 2 độ C. Điều này giúp cho chim thay lông nhanh hơn.

Trong những lúc chào mào tắm, bạn có thể tranh thủ vệ sinh lồng chim. Định kỳ khoảng 2 ngày/lần để diệt trừ rận, vi khuẩn có thể gây hại cho chim.

Trên đây là tất cả những kiến thức chăm sóc chào mào thay lông. Hy vọng nội dung chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc chào mào tốt nhất, giúp cho những chú chào mào sau khi thay lông vẫn giữ được độ căng lửa.

→ Xem thêm: Cách điều trị chim chào mào yếu lửa
 
Top