• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Theo Ths. Bs Thái Thị Mỹ Hạnh (Petpro Clinnic)
*NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ
1 -BỆNH GUMBORO:
- Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây bệnh cho gà từ 7-90 ngày tuổi,bệnh tập trung cao độ ở 21-60 ngày tuổi, gây chết từ 10-60%
Bênh này thường làm suy giảm miễn dịch của gà. Bệnh lây được từ mẹ truyền qua trứng, lây được qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
*Triệu chứng:
- Gà bệnh thường rút cổ, ngủ ngục, bỏ ăn.
- Hô hấp, tuần hoàn kém.
- Gà sụt ký rất nhanh, bước đi run rẩy.
- Gà đi tiêu phân lỏng hoặc trắng, có khi xám nâu dính ướt cả hậu môn.
- Nếu có ghép với bệnh truyền nhiễm khác thì tỉ lệ chết cao có khi lên đến 80%. Bệnh chưa có thuốc điều trị hiệu quả nên phòng bệnh là cần thiết.
* Phòng bệnh:
* Dùng vaccin Gumboro(việt nam) theo lịch trình
- Đợt 1: lúc 10-15 ngày tuổi.
- Đợt 2: lúc 20-28 ngày tuổi
* Dùng avccin IBD-BLEN(canada).
- Đợt 1:1 ngày tuổi uống ½ liều/con.
- Đợt 2:10 ngày tuổi,uống 1 liều/con.
- Đợt 3:40 ngày tuổi, uống 1 liều/con.
* Dùng vaccin Gumboriffa: sẽ cho kết quả tốt hơn, chỉ dùng cho gà khỏe trước khi đẻ 2 tuần, chích dưới da hoặc tiêm bắp:
liều dùng: 0,3-0,5cc/con.
- Dùng ống tiêm loại 1cc, thuốc được bảo quản +5Oc.
- Có những nơi dùng vaccin này cho gà ở 5-7 ngày tuổi, 1cc cho 16-20 con
2-BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN, BẠCH LỴ :
- Đây là một bệnh đáng quan tâm, gồm 3 thể khác nhau do :
  • Salmonella gallinarum gây thể Thương hàn
  • Salmonella tiphimurium gây thể Phó thương hàn
  • Salmonella pullorum thể Bạch lỵ (phân trắng)
- Bệnh thương hàn thường xãy ra nhiều ở gà lớn, bệnh bạch lỵ thường xãy ra ở gà con dưới 3 tuần tuổi. Gà lớn chỉ mắc bệnh bạch lỵ ở thể “tiềm ẩn”
- Bệnh có thể do từ ngoài lây nhiễm vào hoặc tự nội phát khi cơ thể có sức đề kháng kém.
- Bệnh lây truyền qua trứng đối với gà sinh sản, tạo chu kì lây lan khép kín rất nguy hiểm, đối với gà đẻ trứng thì gà vẫn ăn nhưng không đẻ, thể trạng bên ngoài khó phát hiện.
Triệu chứng:
- Bạch lỵ: Gà con dưới 3 tuần tuổi có biểu hiện đi tiêu phân trắng như vôi, hậu môn phình to và bị nghẹt. Còn ở gà lớn triệu chứng bạch lỵ không thấy rõ.
- Bệnh thương hàn: Ở gà lớn không thấy triệu chứng rõ ràng, chỉ thấy sự giảm đẻ. Còn bệnh ở thể cấp tính thì có xuyết huyết nội quan và ruột, gà đẻ trứng có dính máu trên vỏ trứng (cần phân biệt gà tơ đôi khi đẻ cũng có dính máu thành những vệt dài trên vỏ trứng).
- Bệnh phó thương hàn: Bệnh ở thể cấp tính thì có xuất huyết nội quan nhưng trên bề mặt ruột non có những mụn màu xám. Bệnh chưa có thuốc điều trị hiệu quả, và bệnh cũng khó phát hiện vì có nhiều thể, nên phòng bệnh là cần thiết.
Phòng bệnh:
- Đối với gà mới nở không nên cho ăn liền
- Nếu cho gà ăn sớm quá thì gà khó tiêu hóa hết lòng đỏ (noãn hoàng).
- Ngày thứ 1-2: không cho ăn chỉ cho uống nước chín có pha kháng sinh Terramycine tỉ lệ 4g/10 lít nước chín, uống thường xuyên đến 2 tháng tuổi,có thể thay các loại kháng sinh khác, cứ 1 tuần đổi kháng sinh 1 lần nhằm tránh lờn thuốc, như Chloramphenicol 1g/5 lít nước. Khi gà lớn trên 1 tháng thì dùng furazolidone (metronidazol) vừa phòng thương hàn, bệnh toi, bệnh cầu trùng.
3 -BỆNH CẦU TRÙNG:
- Bệnh thường xuất hiện ở nơi chăn nuôi gà công nghiệp, gà con chết nhiều, gà đẻ thì giảm đẻ.
- Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, gà thải phân ra ngoài dễ lây cho nhiều gà khác, nhất là nuôi trên nền đất, trên nền trấu, có độ ẩm cao dễ phát thành dịch. Bệnh do cầu trùng Eimeria tenella thường gây bệnh ở gà con 8-12 tuần tuổi, tỉ lệ chết cao và Cầu trùng Eimeria necatrix gây bệnh ở gà lớn khoảng trên 22 tuần tuổi.
Triệu chứng:
- Ở thể cấp tính: gà gầy ốm rất nhanh, sụt cân, xù long, rủ cánh, phân lõng có lẫn máu, chết nhanh.
Phòng bệnh:
- Không tạo độ ẩm ở nền chuồng.
- Nhốt gà ở mật độ thưa, nhằm để phân gà mau khô.
- Lớp độn chuồng phải dầy 30-40cm để ẩm độ thấp và mật độ bào xác phân bố càng thưa ra.
- Thường cho ăn, uống kháng sinh đề phòng phòng cầu trùng:
- Furazolidone (metronidazol): 22g/100kg thức ăn, trị 44g/100kg thức ăn.
- Rigecoccin:10g/100kg thức ăn, có thể cho ăn liên tực từ nhỏ đến 2 tháng tuổi, liều trị bệnh gấp 2-3 lần.
- Anticoc hoặc Baycoc :1-2g/1 lít nước cho uống liên tục 7 ngày
- Setrotryl : 0.1cc/ 2 kg/ con chích cho gà lớn. Cung cấp thêm vitamin C
4-BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GÀ:
Nguyên nhân:
- Do vi trùng Pasteurella aviseptica gây ra: là một loại cầu trực khuẩn bắt màu Gram(-), không sinh bào tử. Bệnh thường xảy ra trong lúc thay đổi thời tiết hay lúc chuyển chuồng, đề kháng suy yếu, có khi do từ ngoài lây vào.
Triệu chứng:
- Ở thể tối cấp tính : gà chết đột ngột hoặc chết sau 1-2 giờ có triệu chứng: mồng ,tích tái bầm, ngoài ra không có triệu chướng đặc biệt gì khác.
- Ở thể cấp tính: Bệnh diễn biến trong 2 ngày, gà khó thở, mồng tích tái,s au đó bầm, tiêu chảy phân có nhiều nhớt và có màu xanh.
- Ở thể mãn tính: có thể gặp 1 trong 3 trường hợp sau:
Gà ít chết
Chết chậm sau 1-2 tuần.
Ốm yếu nhưng không chết.
- Tất cả điều có triệu chứng : ủ rủ nhắm mắt lim dim, mồng tích đen sậm ,tiêu chảy kinh niên, thỉnh thoảng có khó thở. Có khi gà bị sưng khớp, què, đi cà nhắc, cánh xệ. Bệnh chưa có thuốc điều trị hiệu quả nên phòng bệnh là cần thiết.
Phòng bệnh:
-Dùng vaccin tụ huyết trùng, chích dưới da cổ mỗi con 1 liều, loại nhủ hóa đặc sệt thì dùng kim 16 ngắn. Chích dưới da đùi, theo lịch trình:
-Lần 1:30 hoặc 45 ngày tuổi.
-Lần 2:120 ngày tuổi.
-Lần 3:8 tháng tuổi.
-Lần 4:12 tháng tuổi.
-Lần 5:trở đi cứ 4-5 tháng chích 1 lần.
5 -BỆNH C.R.D:
- Đây là bệnh gây thở khó trên đường hô hấp, gây viêm mũi, phế quản, làm cho gà khó thở, giảm tăng trọng và để trứng.
- Bệnh còn làm giảm sức đề kháng ở gà, dễ bị nội phát bệnh và làm cho gà bệnh nặng hơn. Bệnh do một vi khuẩn Mycoplasma gallysepticum gây ra không bắt màu Gram khi nhuộm sống trong khí quản , phế quản .
Triệu chứng:
- Triệu chứng đặc trưng là gà thở khó, chảy nước mắt, mũi, đầu lắc lư. Bệnh chưa có thuốc điều trị hiệu quả nên phòng bệnh bằng vaccin là rất cần thiết.
Phòng bệnh:
- Không mua gà nơi có bệnh.
- Phòng bằng vaccin Gallimune:
- Lần 1:15-20 ngày tuổi, chích dưới da 0,5cc/con
- Lần 2: 4 tháng tuổi 0,5cc/con.
- Cho ăn, uống kháng sinh 4 ngày liên tục: Tetracyline 40g +Furazolidone 22g/100kg trộn vào thức ăn dùng trong các thời điểm 4 tuần tuổi,10 tuần tuổi,16 tuần tuổi, 24 tuần tuổi để phòng bệnh này.
6 -BỆNH DỊCH TẢ GÀ:
- Bệnh Newcastle gọi là bệnh”dịch tả gà”. Bệnh này khác với bệnh dịch tả gà thật là virus Newcastle gây ngưng kết hồng cầu gà, nhưng không ngưng kết hồng cầu ngựa, thuộc nhóm Myxo virus.
- Bệnh dịch tả gà thật ngưng kết hồng cầu gà lẫn hồng cầu ngựa,thuộc nhóm Paramyxo.
Bệnh Newcastle có thể gây cho bất cứ gà ở lứa tuổi nào, tỉ lệ chết 80%-90%, bệnh còn lây cho người, làm nhặm mắt. Bệnh do virus từ ngoài xâm nhập vào, virus theo các đường tiêu hóa, hô hấp gây bệnh cho gà, bệnh thể hiện qua những triệu chứng: tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, sinh dục. Bệnh chưa có thuốc điều trị hiệu quả nên phòng bệnh là cần thiết.
Triệu chứng:
· Triệu chứng gây bệnh trên hệ tiêu hóa: Tiêu chảy phân lỏng, màu xanh xám, sau đó có màu trắng, có khi có máu.
· Triệu chứng gây bệnh trên hệ hô hấp: Khó thở, há miệng ngáp, cổ ngước hoặc lắc lư.
· Triệu chứng gây bệnh trên hệ thần kinh: Run rẩy, ngoẹo cổ, đi giật lùi, quây vòng tròn.
· Triệu chứng gây bệnh trên hệ sinh dục: Gà trống, gà mái giảm sinh dục, đẻ giảm, có khi nghỉ đẻ.
· Trứng có khi méo mó, sần sùi, có khi bị dọp, trứng bị nhiễm bệnh qua vỏ thì thấy xác gà con trong trứng bị lấm chấm xuất huyết ở nội quan, đầu sưng.
Phòng bệnh:
- Không mua gà nơi thường có bệnh
- Dùng vaccin dịch tả gà, chích ngừa đúng qui trình.
- Các loại vaccin:
- Vaccin chủng F (hệ II),dùng cho gà nhỏ và gà lớn.
- Vaccin chủng M (hệ I), dùng cho gà lớn trên 2 tháng tuổi, không dùng cho gà nhỏ.
- Vaccin Laxota (B1), dùng cho gà lớn, gà nhỏ(trên 7 ngày tuổi).
*CÁCH DÙNG CÁC LOẠI VACCIN :
- Chủng F(hệ 2): Đối với gà 3 ngày tuổi và 3 tuần tuổi: nhỏ mắt, mũi, mỗi bên 1 giọt, dùng 10cc sinh lý mặn 0,9% pha vào 100 liều.
- Gà lớn chích dưới da cổ 1 liều/con
- Vaccin chủng M (hệ 1): chỉ chích cho gà lớn trên 2 tháng tuổi 1 con/1 liều dưới da cổ, cánh.
- Vaccin Laxota (B1): nhỏ mắt cho gà con 3 ngày tuổi và 3 tuần tuổi, mỗi bên 1 giọt, cho gà lớn uống cũng được, mỗi con uống 1-2 liều.
- Vaccin Imopest:
  • Chích dưới da lần 1:0,1cc/con.
  • Chích dưới da lần 2:0,3cc/con.
  • Chích dưới da lần 3:lúc gần đẻ 0,3 -0,5cc/con.
  • 6 tháng sau chích lặp lại.
CHÚ Ý:
- Nên chích vaccin riêng lẽ, không nên một lần chích nhiều loại vaccin.
- Mặc dù chích ngừa đầy đủ cũng không nên chủ quan.
- Ngoại trừ các hỗn hợp vaccin do các viện bào chế đã cân đo bằng nhau, khi ta chích sẽ có miễn dịch được nhiều loại bệnh như:
· Gumbopest: ngừa được dịch tả và Gumboro.
· Binewvaxidrop: ngừa được dịch tả, hội chứng giảm đẻ và viêm phế quản truyền nhiễm.
* Lịch trình phòng bệnh:
  • Loại chủng F,M:
- 3 ngày, 3 tuần, 2 tháng, 4 tháng, 4 tháng, 4 tháng.
  • Loại Lasota:
- 8 ngày, 3 tuần, 2 tháng, 3 tháng, 3 tháng.
7 -BỆNH ĐẬU GÀ
Nguyên nhân:
- Do loài virus Borreliota avium gây ra, virus này sống trung gian qua rận, rệp, mạt gà, gà lớn trên 4 tháng tuổi ít bị nhiễm, thường là gà nhỏ, tỉ lệ chết thấp, nhưng khi gà bệnh rất dễ mắc các bệnh nội phát như: toi, thương hàn .…. tỉ lệ chết cao.
Triệu chứng:
- Gà kém ăn, da đầu , mỏ, mí mắt, ngón chân có những nốt mụn nổi nên.
- Có 3 thể:
1/ Dạng ngoài da:
- Có nhiều nốt mọc trên bề mặt da ở mặt, mồng, tích, cánh, đùi và trong niêm mạc miệng. Ban đầu có màu hồng nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng xám, rồi khô đi tạo thành sẹo.
2/Dạng màng giả :
- Dạng này có khi kết hợp với dạng ngoài da.Trong dạng màng giả bên trong thực quản, khí quản có màng giả màu trắng xám hơi vàng.
Nếu bóc màng này sẽ chảy máu, do cho đồ ăn cứng quá trầy làm chảy máu gây nghẹt thở, có khi chết.
3/Dạng xuất tiết:
- Mắt: chung quanh mắt phía trong niêm mạc có những chất tiết ra như bã đậu.
- Mũi: chảy nước mũi, khô cứng lại làm bít lổ mũi gà,nặng có thể chết.
- Miệng:nốt mụn mọc ngay góc miệng,có khi thở bằng miệng.
Phòng bệnh:
*Lịch chủng ngừa:
· Lần 1: 7 hay 15 ngày tuổi.
· Lần 2: 10 tuần tuổi.
· Lần 3:19 tuần tuổi.
* Cách chủng ngừa:
- Cứ 100 liệu vaccin đậu gà pha vào 1cc sinh lý mặn 0,9%, trộn đều, dùng kim chủng đậu chuyên môn của thú y để dùng, nếu không có thì dùng kim máy may nhúng vào thuốc rồi đâm xuyên qua da cánh gà ở phần mỏng, xa mạch máu, đâm liên tục 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 -1,5cm.
- Sau khi chủng 7 ngày, bắt gà lên kiểm tra lại kết quả đã làm, nếu thấy nơi chủng thành sẹo là tốt, nếu không thì chủng lại con đó.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
8 BỆNH LAO CỦA GÀ:
- Đây là một bệnh truyền nhiễm, xâm nhập vào gà qua đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục.
- Chủng lao gà nguy hiểm cho gà, ngưng ít nguy hiểm cho con người và gia súc khác.
- Bệnh cũng do từ ngoài lây vào hoặc nội phát bởi vi trùng có sẵn trong cơ thể, sống tiềm tàng, chờ lúc đề kháng cơ thể yếu vi trùng trở nên độc và gây bệnh. bệnh do trực trùng Mycobacterium Avium gây ra, bởi gà thiếu dinh dưỡng, đẻ quá sức gây hao mòn sức khỏe.
* Triệu chứng:
- Gà ốm nhanh, ăn uống kém.
- Rối loạn đường ruột, có thể tiêu chảy.
- Rối loạn sinh dục: trứng méo mó, mỏng vỏ, thiếu vôi, rồi dần dần nghỉ đẻ vĩnh viễn.
- Mồng, tích lợt, thiếu sắc tố.
- Nếu lao khớp xương thì bị què.
* Phòng bệnh:
- Đối với gà chủ yếu là bồi dưỡng, chăm sóc,vệ sinh là tốt nhất.
- Gà bệnh phải cách ly hoặc đốt bỏ.
 
Top