• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Toàn Quốc Phòng và trị ký sinh trùng trên tôm vô cùng hiệu quả

chauthanhvt

New Member
Phòng và trị ký sinh trùng trên tôm vô cùng hiệu quả

Bệnh ký sinh trùng trên là một căn bệnh phổ biến và hầu hết các ao nuôi tôm, farm đều mắt phải ít nhất một lần trong giai đoạn nuôi trồng thuỷ sản, bệnh ký sinh trùng trên tôm thường có dấu hiệu trên đó là: Tôm chậm lớn, biếng ăn, bệnh phân trắng, phân vàng, đặc biệt nhưng dấu hiệu này rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Trong bài viết này Châu Thành sẽ chia sẽ ngắn về nguyên nhân nhân gây ra bệnh ký sinh trùng và trị bệnh ký sinh trùng trên tôm hiệu quả và giúp bà con nuôi trông thuỷ sản có vựa tôm, farm trong tình trạng tốt nhất có thể.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng cho tôm

Trước khi biết tại sao tôm bị nhiễm ký sinh trùng thì cần phải biết nguồn nước nuôi tôm bắt đầu từ đâu và nguồn nước này bao gồm những gì ? Thì như chúng ta đã biết Đồng Bằng Sông Cửu Long của chúng ta là nguồn nước được đổ về từ nhiều nhánh sông khác nhau và tự thượng nguồn sông Mekong đổ về, chính vì thế nước ngọt là nước chứa nhiều ký sinh trùng nhất và đặc biệt hơn là chúng nằm ở dưới vùng sìn lầy, khi đưa vào ao nuôi của chúng ta thì chúng sẽ lây nhiễm bệnh cho ao nuôi, cho nên việc tôm bị nhiễm ký sinh trùng là điều không thể tránh khỏi, khi bị nhiễm ký sinh trùng thì đường ruột tôm sẽ ở trong trại thái nguy hiểm, rất dễ bị hư và sau đó sẽ chuyển sang bệnh phân trắng, nếu như chúng ta không phòng ngừa trước thì sẽ gây ra không ít thiệt hại cho ao nuôi, đây là một nổi đau của không ít người, gây rất nhiều khó khăn và gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ cho bà con nuôi tôm.

Các loại bệnh có tác nhân chủ yếu là ký sinh trùng gây ra: Bênh do vi trùng bào tử, ký sinh trùng trên gan tuỵ, phân trắng trên tôm do nhiễm ký sinh trùng.

- Bệnh vi trùng bào tử: Do Enterocytozoon hepatopenaei gây ra, chúng ký sinh trong hệ thống gan tuỵ và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng, dù không gây tôm chết hàng loạt, nhưng gây ảnh hướng đến quá trình phát triển của tôm gây thiệt hại kinh tế không ít cho bà con nuôi tôm. Khi tôm bị nhiễm vi trùng bào tử tôm sẽ chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa, khi tôm lớn sẽ đa số sẽ bị đục cơ và ở phần cuối cơ thể.

- Ký sinh trùng trên gan, tuỵ: Dấu hiệu nhận biết khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng trên gan tuỵ bao gôm: Tăn trưởng chậm FCR tăng cao, gan tuỵ co lại, cơ thể nhợt nhạt, sắc tô ở tế bào biểu bì với tôm chậm lớn.

- Bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine: Khi chúng bám vào thành ruột của tôm sẽ gây ra bệnh phân có màu trắng đục có khi bị dính ở phần hậu môn của tôm bị bệnh, tôm có màu sậm bất thường, tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn

2. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng trên tôm

Điều đâu tiên người nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm nên quan tâm đó là “ phòng hơn là trị bệnh “

Cách phòng bệnh ký sinh trùng cho tôm hiệu quả và chính xác nhất đó là: Thường xuyên đem tôm đi kiểm tra, định kỳ từ 5 – 7 ngày/1 lần, đặc biệt là những con tôm có đường ruột “ quắn quắn “ có thể là do tôm ăn tảo độc hoặc bị nhiễm ký sinh trùng nên việc thường xuyên đem đi kiểm tra là việc hết sức quan trọng.

Diệt ký sinh trùng cho tôm từ trong lẫn ngoài: Không chỉ diệt từ ngoài môi trường mà chúng ta cần diệt ngay trong đường ruột của tôm để đảm bảo được việc tôm phát triển khỏe ngay từ giai đoạn ban đầu, thì chúng ta nên dùng loại CT Parasites 01 diệt tất cả ký sinh trùng nằm bên ngoài lớp vỏ của tôm và trong nước của tôm sử dụng 1 lít/1000m3 bằng cách pha thuốc với nước ngọt 100% vào 5 giờ chiều để tạt xuống ao nuôi, để thuốc sau một thời gian để thuốc phát huy tác dụng, sau đó chờ đến 12 giờ đêm nên quan sát lại xem tôm có bị lột không, nếu có lột thì nên tăng cường khoáng bằng Khoáng Tạt 1000S, tăng cường oxy vì trong giai đoạn lột của tôm, thì tôm sẽ bị mất sức đề kháng nên việc bổ sung thêm đề kháng cho tôm là việc cần thiết, và khoáng sẽ giúp giữ ổn định mức độ kiềm và pH.

Sau 1 ngày thì tiến hành sử dụng loại Prazi – One @ vì trong Prazi – One @ có một loại chất đó là Praziquantel trộn chất này vào thức ăn để cho tôm ăn, sau khi tôm ăn thì tôm sẽ tiết ra một mùi hôi rất là khó chịu trên cơ thể tôm, nên lúc này ký sinh trùng sẽ không còn bám vào vỏ tôm và tự động dạt ra bên ngoài, ngoài ra còn trộn thêm loại CT. Prim F 3g/1kg thức ăn và 1 liều nữa đó là liều kháng sinh là Trimesul 24 New để làm lành các vết thương cho tôm vì ký sinh trùng là thuộc dạng mỏ neo và bám vào mao mạch của đường ruột tôm làm lủng, lở loét đường ruột cho nên việc bổ sung thêm kháng sinh và bổ trợ điều trị chức năng gan, thận, tuỵ cho tôm là điều rất cần thiết trong giai đoạn này.

Các liều còn lại là Phosretic @ phục hồi gan vì khi tôm bị sinh trùng thường là gan rất là kém, ngoài ra khi tôm bị ký sinh trùng khi bổ sung dinh dưỡng cho tôm thì đều bị ký sinh trùng hấp thụ hết nên tôm rất dễ bị suy về dinh dưỡng, đặc biệt cơ thịt rất kém và khi dở lên thì rất dễ bị đục cơ thì nên hỗ trợ khoáng chất để phục hồi cơ tôm đặc biệt là loại Khoáng Tạt 1000S có đánh sáng 1 lít và chiều 1 lít cho 1000m3 nước, ngoài ra có thể hỗ trợ hằng ngày để bổ sung hệ đệm và ổn định pH bằng sản phẩm CT-Forta sẽ giúp cho cơ tôm càng ngày càng chắc hơn và sẽ giúp tôm vượt qua bệnh ký sinh trùng một cách nhanh chóng.
 
Top