• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

TOP Những Cách Làm Chuồng Gà Đá

Làm chuồng gà là một vấn đề rất được sự quan tâm từ các anh em mới bắt đầu nuôi gà đá. Chuồng gà trống đá về đặc điểm có đôi nét khác với chuồng gà thông thường, bởi lẽ Gà Đá thường được nuôi nhốt riêng lẽ từng cá thể vì đặc điểm hung hãn của nó. Sau đây mình sẽ giới thiệu về chuồng nuôi nhốt tập trung đối với gà mái-gà con và chuồng nuôi nhốt riêng đối với gà trống.


1. Chuồng Nuôi Tập Trung.


Đối với loại chuồng này thì việc kiên cố và chắc chắn cần được lưu tâm nhất, tránh phải hứng chịu những trận bão hay gió lớn làm thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó nên đảm bảo được độ thông thoáng để mỗi cá thể gà được thoải mái phát triển tốt hơn.


a. Độ Cao Hợp Lý.


+ Thông thường chuồng gà nên làm theo chiều cao tiêu chuẩn là 2m5-3m5 để đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng trại. Không nên làm quá thấp vì sẽ bị bí khí hoặc cao quá thì chi phí cũng sẽ rất cao.


+ Đối với một số anh em phải làm chuồng thấp vì không đủ điều kiện thì nên lắp đặt hệ thống làm mát, hệ thống hút khí, điều gió để tránh bí khí và nóng bức vào mùa nóng.


b. Độ Rộng Hợp Lý.


+ Chuồng: Tùy vào điều kiện diện tích đất mà anh em có thể làm rộng hoặc hẹp nhưng nên làm theo mật độ tiêu chuẩn từ 5-7 con/m2.


+ Sân Thả: diện tích sân thả hoặc vườn thả thì gấp đôi diện tích chuồng để gà có khoảng trống nhiều cho việc hoạt động.


c. Một số lưu ý khác.


+ Hướng chuồng: Cửa chính chọn hướng đông nam để mùa hè mát, mùa đông ấm áp.


+ Mặt nền: nền nên làm cao từ 20-40cm để tránh nước mưa lớn hay ngập úng tràn vào. Mặt nền thiết kế có độ dốc nhất định để dễ thoát nước và vệ sinh.


+ Tường: không nên xây kín, nên xây tường lên tầm 50-100cm sau đó rào lưới B40 lại để tạo độ thông thoáng, lợp bạt lại để dễ thuận tiện cuốn lên dở xuống và mùa đông.


+ Mái: nên lợp bằng tôn xi măng hoặc tôn mát.
tham khảo thêm tại https://traigaminhtri.com/

2. Chuồng Nuôi Riêng Lẻ.


Như đã nói ở trên, gà trống đá cần được nuôi riêng lẻ để thuận tiện cho việc chăm sóc và tránh tình trạng đá nhau trong bầy gây hư gà. Hiện nay, việc thiết kế chuồng nuôi riêng đã được công nghiệp nên rất dễ để xây dựng và lắp đặt. Các loại chuồng nuôi nhất như: Lồng (bu), chuồng lưới thép làm sẵn…..


a. Lồng (bu).


Lồng chắc hẳn anh em ai cũng đã biết đến, sau đây là một số loại lồng(bu) chụp, úp gà đá thông dụng hiện nay.


+ Lồng sắt làm sẵn.


Lồng khá phổ biến và được đa số anh em nuôi gà chọn để úp gà lúc phơi nắng hay vô thuốc


+ Lồng úp bằng tre.


Giống như lồng sắt, nhưng lồng tre chất liệu dễ mục, gãy và không bền bằng lồng sắt.


+ Lồng Chạy (lồng tập).


Là loại lồng được thiết kế để tập cho gà chạy lồng làm tăng sức dẻo dai và lực chân trước khi thi đấu. Lồng chỉ để luyện tập, 1 tuần chỉ nhốt 1-2 ngày.





+ lồng Bay (lồng tập).


Giống như lồng chạy, lồng được thiết kế để tập luyện cho gà làm tăng lực cánh và khả năng bay nhiều thích hợp cho loại hình đá gà cựa sắt. Lồng dùng để luyện tập, 1 tuần chỉ nhốt 1-2 ngày.


b. Chuồng lưới thép.


Đa số hiện nay anh em chơi gà đá sử dụng loại chuồng này nhiều. Loại chuồng này được làm sẵn các lưới thép, lớn nhỏ tùy thuộc vào cá thể gà anh em nuôi, chỉ việc mua 5 miếng lưới thép đã được làm sẵn về ghép lại, bên cạnh đó có thể mua thêm đế nhựa để lót cho gà. Ngoài ra để kiên cố hơn anh em có thể xây nền cho gà theo diện tích chiều rộng của chuồng, nền xây cao 20cm, tường cao tầm 30-50cm.


Trên đây là một số loại chuồng phổ biến nhất được các anh em nuôi gà sử dụng, ngoài ra còn có nhiều kiểu chuồng không phổ biến khác . Cơ sở Trại Gà Đá Cựa Minh Trí cũng là một cơ sở cung cấp các dòng gà Mỹ, gà Đá Cựa Sắt uy tín , được nhiều anh em chơi gà tin tưởng. Sau cùng, chúc anh em thành công với đam mê.
 
Top