• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Làm thế nào để vượt qua áp lực gia đình?

thanhtam173

Member
Nguồn bài viết tại: https://shanhealth.vn/ap-luc-gia-dinh/
Trong cuộc sống, ai cũng đã từng trải qua những áp lực khác nhau, trong đó áp lực gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, tinh thần của chúng ta. Vậy áp lực gia đình là gì? Làm sao để đối mặt và vượt qua áp lực từ gia đình, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây của Shan Health.
Áp lực gia đình là gì? Biểu hiện của tình trạng này ra sao?
Áp lực gia đình là những cảm giác mệt mỏi và căng thẳng khi sống và hòa hợp với các thành viên trong gia đình. Điều này có thể gây cảm giác ngột ngạt và khó khăn trong việc gắng gượng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các thế hệ, gánh nặng tài chính, trách nhiệm với con cái hoặc sự thiên vị trong gia đình.
Các triệu chứng áp lực gia đình khác nhau tùy theo tính cách, giới tính, sức khỏe và kinh nghiệm sống của mỗi người. Đa số người bị áp lực thường trở nên dễ cáu kỉnh, tức giận và kích động mà không có lý do, đặc biệt khi đề cập đến gia đình. Những người nhút nhát, rụt rè thường trở nên buồn bã, mệt mỏi và thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và trở nên nhạy cảm, khóc nhiều. Những triệu chứng này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự hại.



Nguyên nhân gây ra áp lực gia đình
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, cho nên áp lực gia đình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
  • Gánh nặng tài chính và chi tiêu: Vấn đề về tài chính thường gây ra mâu thuẫn và xung đột, khiến áp lực gia đình tăng lên vì khả năng chi tiêu hạn chế.
  • Thiếu sự chia sẻ và quan tâm giữa các thành viên: Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến xung đột và căng thẳng trong gia đình, khi mỗi người có quan điểm và lối sống riêng.
  • Sự bất công giữa các thành viên: Sự thiên vị của cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể gây ra sự ganh tỵ và căng thẳng trong gia đình.
  • Đối tác không chung thủy: Sự phản bội và thiếu trách nhiệm của đối tác có thể tạo ra căng thẳng và mất lòng tin trong gia đình.
  • Trẻ em đối mặt với áp lực do cha mẹ độc hại: Cha mẹ có thái độ kiểm soát và áp đặt những quy tắc và mong muốn cực đoan lên con cái, tạo ra một môi trường căng thẳng và áp lực trong gia đình.
Hệ quả khi bị áp lực từ gia đình
Trong trường hợp không giải quyết và giải tỏa áp lực gia đình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ trong gia đình. Một số hậu quả phổ biến bao gồm:
  • Áp lực gia đình thường là nguyên nhân chính gây ra cảm giác căng thẳng và lo lắng. Những xung đột liên tục và gánh nặng về kinh tế, con cái có thể khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lo âu
  • Người bị áp lực rất dễ bị rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay thức dậy nhiều lần trong đêm. Cảm giác lo lắng và suy nghĩ tiêu cực có thể làm cho người ta khó chịu và gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ đủ.
  • Gia đình là nguồn hỗ trợ tinh thần quan trọng, nhưng khi gặp áp lực gia đình, có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Cảm giác buồn bã, tuyệt vọng và mất hứng thú với cuộc sống có thể xuất hiện.
  • Gây ra xung đột và hiểu lầm giữa các thành viên, dẫn đến sự xa cách và rạn nứt trong mối quan hệ. Điều này có thể làm suy yếu cơ sở của gia đình và gây ra nhiều hệ lụy lâu dài.
  • Nhiều người đã sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá hoặc ma túy để giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và xã hội.
Cách vượt qua áp lực gia đình hiệu quả
Có một số biện pháp có thể giúp bạn giảm bớt áp lực và căng thẳng gia đình


  • Kiểm soát cảm xúc: Rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc và giữ bình tĩnh trong các tình huống xung đột.
  • Lắng nghe và chia sẻ: Hãy tạo ra một môi trường gia đình nơi mọi người có thể lắng nghe và chia sẻ cùng nhau, giúp giải quyết mâu thuẫn và vấn đề.
  • Chăm sóc bản thân: Quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân bằng cách tạo thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và duy trì chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Bạn có thể tập ngồi thiền, nghe chuông xoay để chữa lành tâm hồn, đầu óc thanh tịnh, nhẹ nhàng và giảm mệt mỏi.
  • Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia: Tìm kiếm ý kiến và hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề và tìm ra các giải pháp hiệu quả để giảm áp lực gia đình. Bạn cũng có thể tham gia các lớp học chữa lành để được giải tỏa nổi áp lực với các chuyên gia giỏi.
Áp lực gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của chúng ta, vì thế bạn nên tìm cách khắc phục để vượt qua nổi áp lực và căng thẳng của mình. Tâm trạng thoải mái thì làm việc mới hiệu quả và sức khỏe mới tốt lên được. Hy vọng qua bài viết của Shan Health, bạn đọc có thể chọn được cách giải tỏa áp lực từ gia đình.
 
Top