7)BỆNH VIÊM MIỆNG DO NẤM
Là một bệnh nhiễm trùng của xoang miệng, bệnh này không phổ biến lắm.
Nguyên Nhân::
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm men Candida albican. Bệnh thường xảy ra ở chó, mèo non hoặc ở những con lớn tuổi. Những điều kiện khác thường là do dùng kháng sinh kéo dài, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược, làm biến đổi hệ vi khuẩn trong xoang miệng là nhnữg điều kiện cho nấm phát sinh bệnh.
Triệu Chứng::
Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vãy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi, bệnh tích thường nổi lên với sự sung huyết ở xung quanh và bên ngoài còn ở dưới thì lóet, những bệnh tích này có thể lan tràn đến hầu hoặc thực quản. Bệnh làm cho con vật đau. Có thể phân lập định danh nấm C. albican từ những bệnh tích.
Điều Trị: :
Nên phân biệt với những bệnh gây viêm lóet khác. Các thuốc có thể dùng là:
- Ketoconazole 10 mg/kg, cho uống ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi.
- Bôi potassium permanganate 1/3000 trong nước ngày một lần.
- Bôi dung dịch nystatin ngày bốn lần.
- Cố gắng cho chó ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để chó dễ nuốt, và bổ sung các vitamine A, B, C trong khẩu phần.
BỆNH KHỐI U HÌNH NẤM
Bệnh u hình nấm có thể thấy hai dạng là ở miệng hoặc ở da của chó.
Nguyên Nhân::
Bệnh do canine oral papillomavirus. Cả chó nhà và chó hoang đều có thể bệnh, ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng dưới hai năm tuổi là phổ biến hơn. Bệnh có thể truyền trực tiếp hay gián tiếp.
Triệu Chứng::
Thời gian nung bệnh 4-8 tuần. Virus có khuynh hướng tấn công màng nhày miệng nhưng thỉnh thoảng cũng thấy những bướu ở mắt, kết mạc, và da quanh mũi, miệng, những u này thường có hình tròn giống như mụn cơm. Bệnh tích ở miệng có thể thấy nhiều nốt, mà vị trí phổ biến là bên trong má, lưỡi, khẫu cái cứng, hầu. Các hiện tượng chảy nước dãi, xuất huyết từ miệng, hay có sự nhai lại bất thường là những báo hiệu có thể xảy ra bệnh u nấm. Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra gây chảy mủ từ miệng. Bệnh thường tự hết sau vài tuần đến vài tháng. Thỉnh thoảng cũng có các u tồn tại lâu hơn, nhất là những u ở mắt. Ngoài ra cũng có trường hợp u biến thành ác tính.
Điều Trị: :
Nói chung bệnh không cần điều trị. Chỉ cần cắt bỏ những nốt nào tồn tại quá lâu.
9)BỆNH CA RÊ
(Distemper, Bệnh Cứng Bàn chân, Bệnh Chó Non, Trái Chó)
Bệnh ca rê gây tác hại trên nhiều hệ nhưng trên hệ tiêu hóa là nặng nhất và rõ nhất. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó. Bệnh xảy ra trên hầu khắp thế giới, giết hại rất nhiều chó không được tiêm phòng. Bệnh có thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi chó nhưng tác hại nặng trên chó con. Các cơ quan bị virus tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hô hấp, da, thần kinh.
Nguyên Nhân::
Bệnh do virus thuộc nhóm paramyxovirus. Virus xâm nhập vào chó qua đường hô hấp, tiêu hóa, da. Đầu tiên khi xâm nhập vào virus nhân lên ở mô bạch huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và virus tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiếït mắt mũi, nước bọt, phân, nước tiểu.
Triệu Chứng::
Xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường ở chó con vài tuần tới 12 tháng tuổi. Chó bắt đầu bệnh sốt 40o - 40,5o, chó ủ rũ bỏ ăn, sau 24 - 48 giờ thì hạ sốt, ăn lại. Vài ngày sau lại bỏ ăn, sốt, bệnh tiến triển trầm trọng. Chó bệnh thường hay trải qua hai đợt sốt nên người ta còn gọi là dạng sốt hai thì. Vì virus thường tác hại chính trên đường tiêu hóa và hô hấp nên chó bị tiêu chảy có máu, cũng như viêm đường hô hấp, ho vớiï dịch tiết mũi có mũ.
Một số trường hợp khá phổ biến chó bệnh có mụn mũ ở vùng da mỏng như bụng, háng, với diển tiến lúc đầu viêm đỏ sau thành mũ rồi vở ra khô lại. Ở những trường hợp bệnh nặng người ta thấy chó thể hiện triệu chứng thần kinh như co giật, run từng cơn, hoặc hai chân trước giật từng hồi như bơi trong không khí. Mỗi trường hợp có một dạng co giật khác nhau, giai đoạn cuối chó bị liệt. Hầu hết chó xuất hiện dạng thần kinh thường chết. Một số ít có thể vượt qua được thì mang di chứng thần kinh.
Một số trường hợp khác thì thể hiện triệu chứng gan bàn chân dầy và cứng, khi ta sờ tay vào cảm giác rất nhám. Đôi khi cũng xảy ra hiện tượng dày và cứng mũi.
Chẩn Đoán: :
Nên nghĩ đến bệnh Ca rê khi chó con sốt, nhất là dạng sốt hai thì. Các triệu chứng điển hình như viêm hô hấp, viêm ruột, mụn mủ ở da, cứng bàn chân, các cơn co giật. Nhưng đôi khi những dấu hiệu đặc trưng thường không phát hiện ở giai đoạn sớm mà chỉ thấy được ở giai đoạn quá trể.
Điều Trị: :
Nguyên tắc điều trị là giới hạn sự nhiễm trùng thứ phát, truyền dịch tạo lại cân bằng điện giải, giới hạn những cơn co giật và chăm sóc cẩn thận.
· Giữ chó bệnh ở nơi khô ấm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, atropine dể giới hạn co thắt ruột.
· Dùng kháng sinh hoạt phổ rộng để chống nhiễm trùng thứ phát
- Trimethoprim + sulphamethoxazole
- Streptomycine 5-10 mg/kg, ngày hai lần tiêm thịt hay dưới da.
- Gentamicin 2mg/kg ngày 2 lần dùng tối đa 5 ngày.
- Kanamycin 10-20 mg/kg ngày bốn lần cho uống, hoặc 5-7,5 mg/kg ngày hai lần tiêm thịt hoặc dưới da.
· Truyền dịch: dung dịch điện giải, dung dịch protein, và thuốc chống co giật.
Phòng Bệnh: :
Vaccin virus sống nhược độc có thể bắt đầu tiêm ở 6 tuần tuổi và cách 2 - 4 tuần cho tới khi chó được 16 tuần tuổi. Chủng lập lại vaccin vào 12 - 16 tuần tuổi, và hàng năm.
bạn ơi , còn thiếu bệnh rất nguy hiểm là viêm ruột mèo