• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Chăm sóc chó mang thai? Tất tần tật những lưu ý khi chăm sóc chó mang thai

May Catpet

Member
Chăm sóc chó mang thai không hề đơn giản. Nếu bạn đang nuôi một chú chó cái, chắc chắn chúng sẽ phải trải qua thời kỳ mang thai và sinh nở. Đây là một trong những giai đoạn cần phải có sự chăm sóc đặc biệt đến từ người chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để có thể chăm sóc chó mang thai một cách tốt nhất. Chính vì vậy trong bài viết này MAY sẽ đưa ra tất cả những điều mà bạn cần phải lưu ý khi chăm chó mang thai để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh.
Quá trình thai kì của chó như thế nào?
Chó mang thai bao lâu và quá trình thai kỳ diễn ra thế nào? Đó là câu hỏi mà những người nuôi thú cưng luôn thắc mắc đúng không nào theo MAY tìm hiểu được:
Vào tuần thứ 2 của thai kỳ chó cái nhà bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
  • Chán ăn hoặc bỏ ăn, hoặc chỉ ăn một chút thức ăn, không ăn cơm hoặc có thể bỏ ăn vài bữa vì tâm sinh lý của chúng đang dần có sự thay đổi. Trong trường hợp bỏ ăn này, các bạn nên cho chúng uống thêm sữa và cho chúng ăn những loại thức ăn mà chúng yêu thích.
  • Mệt và rất hay nằm: sau khi phối giống, chú chó của các bạn xuất hiện những triệu chứng như thế này là rất bình thường nên bạn đừng quá lo lắng, bên cạnh đó vẫn theo dõi các dấu hiệu khác.
Khi chú chó của gia đình bạn mang thai từ tuần thứ 5 – 6 trở đi, cơ thể của chó sẽ xuất hiện rất nhiều những dấu hiệu: Bầu ngực bắt đầu to, đầu ti của cún cũng nhô ra to và hồng hào hơn, bụng bắt đầu to dần.
Khi đến tuần thứ 7, chó con trong bụng chó mẹ sẽ bắt đầu đạp. Bạn có thể nhìn rõ cử động của chó con. Thời gian trước khi sinh từ 7 – 9 ngày, bầu ngực của chó sẽ căng cứng, có những con sẽ bắt đầu tiết sữa. Trước khi đẻ tầm từ 1-2 ngày, bầu sữa của chó mẹ sẽ bắt đầu tự tiết sữa. Nếu bạn thấy nếu chưa đủ ngày mang thai mà chó mẹ tiết sữa thì có thể có hiện tượng sảy thai hoặc sinh non. Bạn hãy nên cực kỳ để ý và chăm sóc em ấy tốt nhé.
Chó mang thai bao lâu thì sinh?
Chó mang thai bao lâu phụ thuộc vào thai kỳ của chó tính từ 3 đến 5 ngày sau khi phối giống. Kể từ thời điểm này, sau khoảng 9 tuần chó sẽ có dấu hiệu sinh. Thông thường, đối với các giống chó cỏ hoặc chó có khả năng sinh nhiều con, thời gian mang thai sẽ ngắn ngày hơn. Các giống chó chỉ mang được ít con sẽ có thời gian mang thai dài hơn. Trung bình chó sẽ mang thai trong khoảng từ 58 đến 68 ngày, trung bình mang thai khoảng 2 tháng chó cái sẽ đẻ.
Đối với những giống chó nhỏ, nhưng ít mang thai như chó Nhật, chó Bắc Kinh, Chihuahua… thì thời gian mang thai của chó mẹ sẽ kéo dài hơn 2 tháng.
Lưu ý nhỏ dấu hiệu chó mang thai giả
Có hai kiểu mang thai giả ở chó. Một kiểu là do chính những chủ nuôi tạo ra. Tức là, bạn mong muốn chó của mình sinh tới nỗi, tưởng tượng ra các dấu hiệu mang thai của chó.
Thực tế, các dấu hiệu của chó mang thai như “cứng bầu vú” hay “hồng núm vú hơn” đã xuất hiện từ thời điểm chó mẹ động dục. Còn dấu hiệu bụng lớn hơn có thể chỉ vì chó nhà bạn ăn quá nhiều.
Sau khi phối giống, hầu hết chó cái đều có sự thay đổi về tâm sinh lý. Nhưng không phải lần phối giống nào cũng thành công. Phải sau khi phối giống khoảng 25 đến 30 ngày, bạn mới đủ cơ sở để khẳng định chó mang thai không.

Chứng mang thai giả thứ hai là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở chó cái. Nói chính xác hơn là giảm bớt Hormone Progestoron và tăng Prolactin. Bệnh lý này tạo ra rất nhiều dấu hiệu mang thai ở chó rõ rệt, nhưng thực chất, tử cung không có bào thai.
Hiện tượng này thậm chí xuất hiện trên chó không đi giao phối. Thậm chí, chính chó mẹ cũng bị cơ thể mình lừa và tự tìm ổ đẻ. Tuyến sữa của chó mẹ thực tế có thể vắt ra sữa. Sau khoảng 60 ngày phối giống, chó cũng nằm ổ và kêu rên như sắp đẻ.
Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở chó đã hỏng thai. Ngay khi phát hiện ra điều này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Đây là bệnh lý cần sự can thiệp của thuốc và chuyên gia thú y.
Cách chăm sóc chó mang thai tại nhà
Kiểm tra thai kì thường xuyên
Chăm sóc chó mang thai
Vấn đề chăm sóc chó mang thai thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc ăn uống. Đúng là việc ăn uống cho chó mang thai cực kỳ quan trọng. Nhưng trong bài viết này, MAY sẽ đề cập đến những khía cạnh khác khi chăm sóc chó mang thai. Ngoài việc dinh dưỡng cho chó mang thai thì những điểm sau cũng rất quan trọng đó!
Dinh dưỡng cho chó mẹ đang mang thai
Cuối thai kỳ và cho con bú, chó có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Chó cho con bú cần nhiều dinh dưỡng hơn cả chó đang lớn. Sáu tuần đầu mang thai, thức ăn cho chó cần nhiều hơn lúc trước khi mang thai.
Bắt đầu từ tuần thứ 6, cân nặng và sự thèm ăn của chó tăng khoảng 25%. Chó mẹ cần được bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong suốt các giai đoạn mang thai.
Bởi vì chó con sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của chó mẹ nên chó mẹ không thể ăn nhiều trong một phần ăn như trước khi sinh. Do vậy, chia nhỏ bữa ăn thay vì cho ăn một hoặc hai bữa lớn. Đảm bảo luôn có sẵn nước sạch. Bạn cũng không cần các vitamin hay khoáng chất bổ sung.
Giữ vệ sinh thân thể
Có thể bạn chưa biết nhưng yếu tố quyết định đến việc chó có thai có nên tắm không phải là ở hậu quả có sảy thai hay không, sức khỏe chó sẽ khỏe mạnh hoặc yếu đi hay không mà là ở tâm lý của chó mang thai khi tắm. Làm một phép so sánh với những thú cưng đi lạc và nhận được sự giúp đỡ ở các trung tâm chăm sóc thú cưng. Điều đầu tiên mà các bác sĩ ở trung tâm làm không phải là tắm cho thú cưng đi lạc mà là xác định tâm lý của chúng có đủ thoải mái để đi tắm hay không, nếu chúng không thoải mái, chúng ta hoàn toàn có thể vệ sinh bằng những cách khác đơn giản hơn.
Đối với chó có thai cũng như vậy. Việc tắm cho chó mang thai là vẫn có thể nếu như chúng hoàn toàn thoải mái và vui vẻ đi tắm. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi tắm cho chó có thai là bạn nên nhẹ nhàng và cẩn thận hơn bình thường. Đặc biệt, đối với những cô chó trước và sau khi lâm bồn, chúng ta không nên vệ sinh bằng cách tắm, điều này sẽ làm giảm đề kháng của chó, nhất là khi chó đang ở một mức sức khỏe yếu.
Ngoài ra, nếu chó nhà bạn đang gặp vấn đề về da như chó bị viêm da chảy mủ thì bạn nên tham khảo các chăm sóc từ bác sỹ thú y trước khi quyết định có tắm cho chó hay không
Quan sát các hiện tượng khác thường
Nếu chó bị giảm cân mặc dù được cho ăn nhiều hơn, hãy bổ sung các thức ăn dinh dưỡng chuyên dụng. Trước khi kết thúc tháng đầu, chó mẹ cần được ăn gấp 2 – 4 lần lượng thức ăn bình thường. Nếu chó bắt đầu trở nên quá gầy, bạn nên khuyến khích chó ăn bằng cách bổ sung các thức ăn đóng hộp mà chó yêu thích.
Một vài con sẽ có hiện tượng nghén ba hoặc bốn tuần đầu mang thai. Sau đó một tuần thì hiện tượng này sẽ hết. Nếu vẫn không hết, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ thú y. Việc bổ sung canxi vào chế độ ăn của chó thực sự sẽ làm tăng nguy cơ sản giật hoặc sốt sữa khi sinh chó con. Vì vậy, việc bổ sung thêm vitamin cũng không cần thiết và nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Kiểm tra sức khoẻ định kì cho chó trong quá trình mang thai
Kiểm tra thai kì thường xuyên
Chó mẹ cần có lịch khám bác sĩ thú y khi có thai khoảng 30 ngày nếu như chưa được kiểm tra trước khi mang thai. Bác sỹ thú y sẽ sờ nắn bằng tay hoặc siêu âm hoặc phân tích hoocmôn progesterone để xác nhận sự hiện diện của những chú chó con. Trước khoảng thời gian này, núm vú của chó sẽ bắt đầu sưng lên.
Một số bác sỹ thú y sẽ đề nghị chụp X-quang chó mẹ 3 tuần tuổi trước khi sinh để đếm số chó con. Như vậy bạn sẽ biết được khi nào thì chó sinh con xong và tất cả chó con đã ra hết.
Rèn luyện sức khoẻ cho chó trong quá trình mang thai
Việc giữ sức khoẻ cho chó mang thai cũng là rất cần thiết, bên cạnh việc chỉ cho các ”boss” nằm nghỉ. Để có cơ thể khoẻ mạnh, phục vụ cho việc sinh nở thì rèn luyện thể lực là điều nên làm. Không chỉ giúp chó mẹ có sức mà còn khiến việc mang vác trọng lượng cơ thể cũng dễ dàng hơn.
Bạn có thể bắt đầu bằng những hoạt động đơn giản nhất là đi dạo. Mỗi ngày dắt cho ”boss” đi dạo chính là cách chăm sóc chó mang thai hiệu quả. Khi cho chó đi dạo, chỉ nên kéo dài 30 phút là nhiều.
Béo phì là nguy cơ tiềm ẩn của chó khi mang thai khi đến thời gian sinh để do đó kiểm soát xu hướng béo phì với việc tập luyện và chú ý điều chỉnh lượng calo cần thiết của chó. Trong suốt 3 tuần cuối của thai kỳ, chó mẹ nên được tách riêng ra khỏi những con chó trong nhà bạn và những con chó khác. Việc cô lập này sẽ giúp bảo vệ chó mẹ tránh được việc tiếp xúc với vi rút Herpes ở chó.
Nghỉ ngơi hợp lý
Ngoài việc cho chó mang thai vận động thì vấn đề nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém. Trên thực tế, khi chăm sóc chó mang thai thì thời gian nghỉ ngơi sẽ nhiều hơn là vận động. Vì thế, bạn cần chú trọng trong việc để chó có khoảng thời gian thư giãn đầy đủ.
Điều bạn cần chú ý nhất khi chăm sóc chó mang thai là xếp chỗ nằm cho chó. Các ”boss” cần được nghỉ ngơi ở những chỗ ít người qua lại, yên tĩnh và sạch sẽ. Những chỗ chó nằm phải được dọn dẹp thường xuyên. Không nên cho nằm ở nơi ẩm thấp, tối tăm.
Việc nghỉ ngơi hợp lý vẫn cần đi kèm với giữ tâm trạng thoải mái cho cún cưng. Không được để chó mang thai bị trầm cảm trong giai đoạn này. Các vấn đề có thể khiến chó bị trầm cảm có thể là tiếng ồn, môi trường sống bẩn thỉu, thay đổi thức ăn,…
Nếu nhà bạn có nuôi nhiều hơn 1 chú chó thì cũng nên hạn chế các chú chó khác đến gần chó đang mang thai. Hãy để chó mẹ có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Khi chơi đùa cũng cần hạn chế sự nghịch ngợm của các chú chó.
Chuẩn bị nơi sinh ấm áp và yên tĩnh

Chuẩn bị nơi sinh ấm áp và yên tĩnh
Chó mẹ gần sinh sẽ rất cần nơi để có thể đẻ con. Vì thế, bạn cần sắp xếp sẵn ổ đẻ cho chó mang thai. Có thể chọn các thùng các-tông, rổ nhựa,… có kích thước đủ rộng để chó mẹ và chó con nằm trong 3-4 tuần. Đặt ổ đẻ ở những nơi ít người qua lại và yên tĩnh.
Nhiều \”sen\” khi chăm sóc chó mang thai chỉ chuẩn bị ổ đẻ chính là nệm cho chó. Những chiếc nệm này kích thước chỉ vừa đủ cho chó nằm mà không đủ chỗ cho chó con. Điều này sẽ làm chó mẹ nằm đè vào chó con rất nguy hiểm.
Khi chuẩn bị ổ đẻ cho chó, phải lót chăn ấm, vải mềm ở dưới. Ngoài ra, cũng cần dùng đèn để sưởi ấm cho chó mới sinh. Bạn có thể tận dụng ngay đèn bàn để sưởi cho các bé.
Nơi chó sinh cần phải có nền không thấm nước để có thể dễ dàng làm sạch. Đồng thời phải là nơi không có gió lùa và yên tĩnh. Chuẩn bị giường có lót khăn hoặc quần áo không còn sử dụng và giúp chó làm quen với việc dùng giường này. Hãy giúp chó mẹ có được tâm lý thoải mái nhất trong quá trình mang thai và ngay cả sau khi sinh xong
Dấu hiệu cho thấy chó sắp sinh?
Nhận biết ra những dấu hiệu cho thấy chó nhà bạn sắp đẻ là điều vô cùng cần thiết, để bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt hơn, bạn hãy để ý những dấu hiệu sau:
  • Phần bụng dưới đã lớn rõ rệt, đầu vú bắt đầu có hiện tượng tự động tiết sữa.
  • Chó mẹ sẽ có những hành động rất bản năng như dùng móng cào mạnh vào chuồng hoặc tường và đi lại thành vòng tròn trong chuồng. Đây là biểu hiệu cho thấy các chú cún đang tìm ổ để đẻ bằng cách ngửi tìm chỗ phù hợp hoặc tự đào một cái hố. Lúc này bạn nên chuẩn bị ổ đẻ sách sẽ, thoáng mát cho chúng để cún cưng sẵn sàng trong việc sinh nở.
  • Chó mẹ lúc trở dạ thở bằng miệng và tiếng thở rất mạnh, dồn dập.
  • Nếu trong căn hộ nhỏ bạn sẽ dễ dàng gửi thấy mùi hơi hôi bình thường, không phải do chó mẹ không tắm mà vì tuyến mồ hôi của chúng vào thời điểm gần sinh sẽ hoạt động mạnh hơn so với bình thường rất nhiều.
  • Chó sẽ thường xuyên cảm thấy khát và uống rất nhiều nước, vì thế bạn cần cung cấp đủ nước và đồ ăn đầy đủ cho chó mẹ nhé.
Lời kết
Như vậy, MAY vừa đưa đến những cách chăm sóc chó mang thai bạn cần nhớ. Thực hiện các điều này sẽ khiến việc ”vượt cạn” của chó diễn ra tốt hơn đó! Nếu còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận và May Catpet sẽ giải đáp bạn sớm nhất. Đừng quên chia sẻ bài viết để các ”sen” khác biết cách chăm sóc chó mang thai nhé
 
Top