• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh thương hàn

webtintuc

Member
Bệnh thương hàn có thể gây sốt kéo dài, đau bụng, buồn nôn, nôn và mệt mỏi ở trẻ em. Bệnh thường lây truyền qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm.
Sốt thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chủ yếu là thương hàn salmonella, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Nếu không được điều trị, bệnh thương hàn có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ em có nhiều khả năng mắc bệnh thương hàn vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển. Trẻ có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh nếu không biết những biện pháp phòng ngừa cần thiết. May mắn thay, bệnh thương hàn thường ảnh hưởng đến trẻ em ít nghiêm trọng hơn người lớn.
Sốt thương hàn có thể ảnh hưởng trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch vẫn đang phát triển.Dấu hiệu trẻ bị sốt thương hàn
Theo India Times, Tiến sĩ Surakshit TK, Chuyên gia tư vấn Khoa học Tiêu hóa và Gan mật, Fortis Escorts, Okhla, New Delhi (Ấn Độ), sốt thương hàn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.
Ông nói: “Bệnh lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm và nguồn nước ô nhiễm. Bệnh thương hàn phổ biến ở những nơi vệ sinh kém và khan hiếm nước uống sạch”. Surakshit TK.
Tiến sĩ Rajesh Kumar, Chuyên gia tư vấn nội khoa cao cấp tại Bệnh viện Paras, Gurugram cho biết, căn bệnh này lây lan từ người bị nhiễm bệnh thông qua các nguồn ô nhiễm như nước và dụng cụ không được rửa sạch, vệ sinh kém và thực phẩm nấu chưa chín.
“Trẻ em không nên ăn thức ăn đường phố, những sản phẩm rẻ tiền hoặc nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh và được phục vụ ngoài trời. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ em tránh nước máy và bất cứ thứ gì làm bằng đường. Ví dụ: kẹo, kem que, nước uống có ga…”, Kumar cảnh báo.
Nếu thức ăn hoặc đồ uống được xử lý bởi người mang mầm bệnh thương hàn hoặc vi khuẩn, trẻ em ăn phải thức ăn hoặc đồ uống đó cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Các bác sĩ chia sẻ một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh thương hàn có thể gây suy nhược cho người bệnh bao gồm sốt dai dẳng, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, phát ban, nôn mửa, chán ăn.
Đồ ăn đường phố chưa xử lý kỹ, bị ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây sốt thương hàn ở trẻ nhỏ. Các biện pháp phòng ngừa cho trẻ
Tiến sĩ Surakshit chia sẻ một số lời khuyên và biện pháp phòng ngừa chính cần tuân theo, dạy con bạn cách ngăn ngừa bệnh thương hàn ngay từ đầu.
  • Khi ăn phải đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ và còn nóng khi ăn.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Cẩn thận hơn khi rửa trái cây và rau quả, đặc biệt nếu chúng được ăn sống. Nếu có thể, rau và trái cây hãy gọt vỏ.
  • Tránh sữa tươi và các sản phẩm từ sữa. Chỉ uống sữa tiệt trùng.
  • Tránh nước đá trừ khi nó được làm bằng nước an toàn.
  • Nếu nghi ngờ về độ an toàn của nước uống, hãy đun sôi nước hoặc khử trùng nếu không thể.
  • Để tránh cho trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn đường phố, luôn luôn đậy thức ăn để tránh ruồi nhà và côn trùng có thể truyền bệnh thương hàn.
Chăm sóc trẻ bị thương hàn
Tiến sĩ Rajesh Kumar khuyến cáo rằng nếu con bạn đang bị thương hàn nghiêm trọng, không nên cho các thành viên khác trong gia đình ăn cùng. “Nên để riêng các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn trải giường và các đồ dùng khác, đồng thời giặt chúng bằng nước nóng và chất tẩy rửa”.
Trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo hoặc ít nhất là giúp chúng chống lại chúng. Đặc biệt, đừng để những chất thải, rác, tã lót hoặc thức ăn thừa tồn đọng lâu ngày ở trong nhà.

Xem thêm: https://trangtinmang.com/dau-hieu-nhan-biet-tre-mac-benh-thuong-han.html
 
Top