• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Hamst phối

Hamster111

New Member
2 em hams nhà mìh ( mẹ đẻ nhé) cho nó chung lồng lỡ nó XXX có bị gì hk ( đồng huyết hay j` đó ) các Men cho e ý kiến nha Tks trước :le_luoi:
 

Gia Long

Member
nếu bạn cho phối đồng huyết thì tỉ lệ bị dị tật khá cao đó,hãy cẩn thận. Tuy nhiên,bây giờ cũng có những ý kiến tốt về việc phối giống cạn huyết nhé:
Đây là 1 bài nghiên cứu chỉ ra mặt nhược và ưu của việc giao phối cận huyết. Tôi biết bài viết này sẽ bị rất nhiều người phản đối vì cho rằng việc giao phối cận huyết là sai trên cả về mặt sinh học lẫn đạo đức. Nhưng tôi vẫn sẽ dịch bài này để chia sẽ những nghiên cứu mà nước ngoài đã thực hiện và mang lại hiệu quả cao.

Đa số, các bạn nuôi hamster từ trước đến giờ đều rất kỳ thị việc giao phối cần huyết vì nó mang lại những ảnh hưởng xấu cho đời hamster sau này. Nhưng trên thực tế, các pé hamster của các bạn đã đang và sẽ nuôi đều xuất phát từ giao phối cận huyết mà ra. Nếu bạn mún có 1 hamster riêng của bạn thì bạn chỉ có cách là vào tự nhiên mà bắt. Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng trên thực tế là đó sự thực. Có một số quan điểm cho rằng khi giao phối cần huyết sẽ mang lại một số ảnh hưởng xấu như lưu thai, dị tật bẩm sinh,… nhưng đó chỉ là 1 số, còn các pé hamster mà các bạn đã đang và sẽ nuôi đều được các nhà lai tạo giống chọn ra những loại gen tốt nhất( từ giao phối cận huyết ). Và thực tế, hamster và các loài đông vật không giống như con người, được giảng dạy từ nhỏ là không được giao phối cận huyết. Nên ngay cả ngoài tự nhiên, việc giao phối cận huyết vẫn xảy ra. Nhưng vì do “chọn lọc tự nhiên” và số lượng loài hamster quá lớn nên những tình trạng xấu đã được loại bỏ dần.Ngoài ra, việc giao phối cận huyết sẽ giúp cho ta biết được loại gen nào xấu cần loại bỏ, loại gen nào tốt cần giữ lại để tiếp tục lại giống.Việc giao phối cận huyết còn sẽ dẫn đến tình trạng xếp chồng gen, nhưng nếu xếp chồng gen tốt sẽ tạo ra những tính trạng tốt và ngược lại, vì vậy ta sẽ rất dể thấy và loại bỏ những tình trạng mai gen xấu xếp chồng. Tóm lại, bài viết này ko khuyến khích việc giao phối cận huyết, nhưng nó khẳng định giao phối cận huyết hoàn toàn ko xấu (đối với động vật thôi nha), nó có 2 mặt của nó., nó có thể tạo ra giống mới khỏe mạnh nhưng cũng sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy, tóm tắc lại ta dc:

- Giao phối cận huyết thường được dùng dể nghiên cứu
- Giao phối cận huyết có thể rất có lợi nếu làm đúng cách
- Bạn sẽ có nguy cơ gặp một số trường hợp xấu như lưu thai, dị tật,….
- Giao phối cận huyết khi thực hiện đúng cách có thể có lợi cho bất kỳ chương trình nhân giống nào và có thể sản xuất các loại hamster khỏe mạnh. Ngoài ra sẽ có những vấn đề phát sinh khi bạn có ít kiến thức về động vật di truyền học và các gen xấu bắt đầu xếp chồng lên. Đây là những trường hợp bạn tìm thấy những thứ như hệ thống miễn dịch kém, dị dạng, mù, và các bất thường khác.
- Khi lai tạo ra giống hamster mang bệnh thì tốt nhất các bạn ko nên đưa chúng ra “thị trường” để làm ảnh hưởng đến dòng hamster
- Hãy nhớ rằng, cách duy nhất để con người có kiến thức và phát triển là chia sẽ những thông tin hay.
- Cuối cùng, nếu bạn vô tình có 1 pé hamster bị dị tật bẩm sinh thì hãy thương yêu chúng bằng tình thương thực sự. Pé ấy cũng giống như các pé hamster khác, cần có 1 ngồi nhà, cần có sự yêu thương của chủ.
Chúc bạn sớm có một bầy baby hams khỏe mạnh nha!!!!!
 
Top