• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Kỹ thuật nuôi cá cảnh

duymanhueh

★╬♥๑ღduymanhueh♥๑ღ╬★
Kỹ thuật nuôi cá kiểng

Nếu bạn muốn nuôi cá kiểng thì bước đầu nên nuôi cá nước ngọt, vì nuôi cá biển "khó" hơn nhiều. Cá nước ngọt ít "đòi hỏi", lại thường hiền hòa. Cá nước ngọt cũng rất đẹp và có vô vàn loại để bạn chọn lựa. Trước khi chọn một loại cá nào,

nên tìm hiểu kích thước tối đa của loại ấy, khi đã trưởng thành. Cá nuôi để bán thường đều là cá nhỏ, còn trẻ. Đạt đến tuổi trưởng thành thì kích thước của loại ấy sẽ gấp đôi. Lưu ý, kích thước một loại cá tỷ lệ thuận với mức tuổi sống của nó! Một vài con cá Đỏ có thể sống đến 20 năm.
Nói đại thể, cá sống hợp quần thành từng nhóm nhỏ cùng loại. Sống với loại khác thì cá sẽ suy sụp hay hung hăng. Tránh nuôi chung cá ăn thực vật và cá ăn mồi sống. Cá ăn thực vật thì hiếu hòa, chậm chạp. Cá ăn tạp cũng vậy. Nếu cá ăn thực vật (hoặc cá ăn tạp) mà hình vóc lớn hơn cá dữ thì cuộc sống chung cũng không hại lắm.



Để sử dụng tối đa khối nước trong hồ cá kiểng, nên chọn những loại cá sống ở các tầng nước khác nhau, nghĩa là kiếm ăn ở các tầng nước khác nhau. Muốn phân biệt thì cứ nhìn vào miệng cá. Cá có miệng mảnh lên là cá sống gần mặt nước; cá có miệng ngang là cá lội lặn xuống hoặc trồi vượt lên mà kiếm ăn; cá có miệng quặp xuống là cá sống và kiếm ăn dưới đáy nước.
Một con cá khỏe mạnh thì bơi lội thảnh thơi, không lừ đừ, đớ đẩn, và có thể tự giữ bất động được. Cá khỏe mạnh thì trên vảy không có đốm trắng; vi, kỳ lành mạnh không thương tích. Con cá nào già quá thì lưng nó gù lên.
Nếu nuôi cá kiểng nước ngọt, gốc ở vùng nhiệt đới thì phải giữ nhiệt độ nước luôn luôn trên 25oC. Hồ cá kiểng nuôi cá gốc nhiệt đới có thể dung nạp nhiều cá hơn hồ nuôi cá kiểng gốc ở xứ lạnh, vì cá xuất xứ ở vùng lạnh thường cần nơi rộng rãi hơn mới sống được.
Trang bị cho hồ cá:
ở Âu châu, khi nuôi cá kiểng gốc nhiệt đới thì phải có dụng cụ làm cho nước ấm (25oC) và có hàn thử biểu để đo nhiệt độ nước...
Nếu nuôi cá nước ngọt xuất xứ từ ôn đới thì ở Âu châu người ta không cần làm cho nước ấm lên; nhưng nhà nuôi cá kiểng cố công lọc nước cho thật sạch, vì cá nước ngọt gốc xứ lạnh tiêu thụ dưỡng khí rất nhiều (hơn cá nước ngọt gốc nhiệt đới). Hồ cá kiểng ở Âu châu thường rất lớn, trồng nhiều thủy thực vật vì thủy thực vật giúp ích cho việc tạo dưỡng khí. Bạn cũng nênchọn nơi đặt bể cá sao cho phù hợp.
Trồng thủy thực vật trong hồ cá kiểng
Trước khi thả cá vào hồ nên coi kiểu hồ nào thích hợp với loại cá nào. Hồ hình chữ nhật thường tốt hơn cả. Các dụng cụ cần cho hồ cá nên có như máy điện lọc nước, máy lọc nước bằng lối sinh học, dụng cụ hút nước, dụng cụ sụt hơi để làm cho nước có đủ dưỡng khí, đèn neon... Đá và sỏi cũng cần có trong hồ. Hồ cá phải để nơi sáng, nhưng tránh ánh sáng trực tiếp của Mặt trời. Giống Hygrophila là giống cây có ích, vì nó là nơi ẩn náu của các loại cá nhút nhát. Ngoài ra có thể trồng một số loại cây trồng trong nước giúp môi trường của cá trở nên tự nhiên hơn. Có thể tìm hiểu thêm cách sử dụng Ozone nuôi cá cảnh

(Sưu tầm)
 

duymanhueh

★╬♥๑ღduymanhueh♥๑ღ╬★
Hiện nay phong trào nuôi cá cảnh khá phổ biến trong các hộ gia đình, cả ở thành phố và nông thôn. Tuy nhiên, đa số người nuôi đều theo cảm hứng, còn sự hiểu biết về sinh lý, sinh hóa, tập tính, dịch bệnh của cá cảnh còn rất mơ hồ.

Đã không ít người bị thiệt hại khi nuôi cá cảnh do dịch bệnh gây ra. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm về phòng bệnh cho cá cảnh để người nuôi tham khảo.

Triệu chứng khi cá mắc bệnh

Chuần đoán bệnh cho cá cảnh: Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn hay nằm ngửa xuống đáy bể. Các vây, mắt, đầu, lỗ hậu môn, bụng có thể xuất huyết, mang có ký sinh trùng hoặc nấm gây thối rữa, giải phẫu thấy phân, ruột, nội tạng bất bình thường.

Những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh

1. Môi trường nước bị ô nhiễm và các yếu tố môi trường không thích hợp:

Có thể nói môi trường nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nước sạch cá sẽ khỏe và sinh trưởng tốt, còn nước dơ sẽ làm cá nhiễm rất nhiều bệnh. Cá cảnh nuôi chỉ thích hợp ở một phạm vi nhất định về tính chất hóa lý của môi trường nước. Vượt quá phạm vi đó, cá sẽ bị phát bệnh ngay. Nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi chất lượng nước là sự phân hủy thức ăn và phân do cá bài tiết ra tạo điều kiện cho phiêu sinh vật, tảo có cơ hội phát triển, từ đó dẫn đến nước bị hủy hoại. Khi hàm lượng chất thải cao, lượng oxy hòa tan trong nước sẽ giảm, pH thay đổi bất lợi cho cá. Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cũng là tác nhân gây bệnh cho cá.

2. Thức ăn và cách cho cá ăn không thích hợp:

Chất lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho cá không được bảo đảm tốt, thức ăn bị thiu, thối rữa biến chất hay thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn không đủ, cho ăn không đúng kỹ thuật cũng gây bất lợi cho cá.

3. Do nguyên nhân chủ quan:

Bắt cá, ép cá đẻ, thay nước... do bất cẩn có thể làm cho cá bị tuột vảy, gây thương tích cho cá. Tại những vị trí hồ bị dơ, vi khuẩn gây hại cho cá sẽ “đóng ổ” chờ để khi có cơ hội tấn công cá,chọn nơi đặt bể cá không thích hợp...

4. Những nguồn bệnh từ bên ngoài:

- Từ thức ăn: artemia, trùn chỉ, cung quăng... từ nơi bán mang về mà chưa xử lý lại cũng có thể gây bệnh cho cá, vì đây là những loại thức ăn mang nhiều mầm bệnh tiềm ẩn trong thân.

- Từ những loài thực vật thủy sinh, cây trồng trong nước: bèo, rong cỏ có trong nguồn nước cho vào hồ nuôi cá có thể mang những mầm bệnh do cá hồ khác hay nơi nào đó bám vào.

- Từ dụng cụ cho bể cá trước đó đã vô tình dùng cho bể cá bệnh mà không tẩy rửa diệt khuẩn kỹ.

- Từ cá mới mua về có thể mang mầm bệnh mà không qua xử lý đã thả ngay vào bể cá cũ nuôi chung.



Phương pháp ngừa bệnh

1. Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định nhiệt độ:

Nước dùng để nuôi cá phải là nước sạch và cần qua xử lý để có độ pH, nhiệt độ thích hợp cho cá. Nước trước khi thả cá cần được phơi dưới nắng mặt trời. Nếu sử dụng nước máy thì phải phơi nắng trên một ngày, dùng nước giếng phải phơi từ 12 giờ trở lên.

Mật độ nuôi phải vừa phải, không thả quá nhiều cá thể và nhiều loài trong một bể nuôi. Thường xuyên làm vệ sinh hồ và nhất là đáy hồ, không để phân cá tồn trữ quá lâu trong bể vì đây là tác nhân chính gây ra bệnh cho cá.

Khi thay hay thêm nước mới thì nước mới phải có chỉ số nhiệt độ, pH... giống hay gần giống với nước trong bể, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không vượt quá 5 độ C.

2. Chất lượng thức ăn và cách cho ăn:

- Thức ăn cũng rất quan trọng với cá, thức ăn tốt chẳng những đảm bảo cho cá tăng trưởng và phát dục tốt mà còn tác động đến màu sắc trên thân cá, làm cá thêm tươi tắn, thêm sinh khí. Thức ăn cho cá cảnh phải tươi sống, tốt, hợp vệ sinh, đủ chất đạm, chất béo, vitamin... Không nên cho cá ăn thức ăn thối rữa, kém phẩm chất.

- Thức ăn tươi vớt từ cống rãnh trước khi cho cá ăn cần rửa sạch.

- Lượng thức ăn cần căn cứ vào mật độ, trọng lượng, cỡ cá, tình hình bắt mồi và sinh trưởng của cá mà định lượng, định giờ cho cá ăn. Không nên cho ăn tùy tiện nhiều bữa hay ít bữa trong một ngày. Cũng cần theo thời tiết, mùa mà xác định lượng thức ăn và hàm lượng thức ăn.

3. Tránh gây thương tích cho cá:

Khi thả cá hay bắt cá cần nhẹ nhàng, dùng vợt mềm xúc cá, tránh sây sát, tuột vảy, hư vây làm chảy máu cá.

4. Vệ sinh hồ nuôi:

Trước khi thả cá vào bể cần phải sát trùng bể nuôi bằng cách phơi nắng cho khô đáy bể. Với bể xi măng thì dùng vôi sống hay vôi bột quết trong và ngoài bể. Với ao đất tùy theo kích thước và độ sâu mà rải vào lượng vôi thích hợp, có thể rải vôi bột với lượng 10 kg trên 100 mét vuông. Sử dụng clorur vôi vãi xuống ao hồ xây bằng xi măng với nồng độ 20 ppm ngâm trong một tuần, rửa sạch bể trước khi thả cá. Với dụng cụ phải diệt khuẩn, rửa sạch trước khi dùng, có thể dùng muối hột với nồng độ 3% hay clorin nồng độ 200 - 220 ppm ngâm trong vòng 48 giờ rồi phơi khô.

Trước khi thả cá cần diệt khuẩn bằng cách ngâm cá trong dung dịch nước muối 3 phần ngàn hay dung dịch KMnO4 nồng độ 10 ppm (10 mg cho 1 lít nước) trong 10 - 15 phút hoặc tìm hiểu cáchsử dụng Ozone nuôi cá cảnh

Xử lý cá bệnh

Khi phát hiện cá bệnh lập tức vớt ra riêng, cách ly, để tránh lây nhiễm với những con còn khỏe và sớm xác định bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, đề phòng bệnh truyền nhiễm. Khi cá khỏe trở lại không nên thả ngay vào đàn cũ mà phải nuôi riêng và quan sát trong một khoảng thời gian 2 - 3 ngày, vì sau khi chữa khỏi một số cá vẫn còn mang mầm bệnh trong mình.

Các biện pháp điều trị và thuốc chữa bệnh cho cá:

- Tắm cá trong dung dịch thuốc là phương pháp chữa bệnh thường dùng nhất.

- Trộn thuốc với thức ăn: khi cá bệnh nhưng vẫn còn khả năng bắt mồi, ta có thể trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn cả thuốc lẫn mồi.

- Chích thuốc: một số loại cá quý có kích thước lớn có thể nhẹ nhàng bắt lên và tiêm thuốc cho cá vào xoang bụng.

- Thay đổi nước: làm cho nước sạch, thay đổi nhiệt độ hay độ pH của nước để tiêu diệt ký sinh. Ví dụ như đối với bệnh đốm trắng, ta có thể tăng nhiệt độ và muối tới mức giới hạn để chữa cho cá và thay ra một lượng nước nhất định. Chú ý không để biến động pH và nhiệt độ quá nhiều.

(Sưu tầm)
 

duymanhueh

★╬♥๑ღduymanhueh♥๑ღ╬★
uhm nuôi cá là một thú vui và cũng để trang trí rất đẹp đúng không,có 1 bể cá cảnh vói nhiều loại cá đẹp thì thích thật
 

lovepet12306

T.Viên Năng Động
mình cũng đang nuôi 1 hồ. hic.. thấy tụi nó chứ chạy loanh quanh kiếm đồ ăn, tội quá nên hay cho cá ăn. tác hại là hồ cá hay dơ. thay nước hoài >"
 
Top