dai viet 15
Member
Nếu khâu chọn mua chó cưng sao cho khỏe mạnh, giống tốt đã khiến bạn phải đau đầu thì quá trình chăm sóc, dạy dỗ chúng sau này còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, sau khi đọc hết 7 lưu ý dưới đây, chắc chắn bạn sẽ trở thành một chủ nhân khéo léo.
1. Chọn đúng thời điểm để bắt đầu
Các chuyên gia về vật nuôi khuyên rằng, nên bắt đầu nhận nuôi một chú chó con khi nó được 12 đến 16 tuần tuổi. Hãy đảm bảo điều này để cún cưng của bạn có đủ sức khỏe để sẵn sàng cho một cuộc sống mới. Có những người lại nhận nuôi chó ở độ tuổi khá “dừ”, cũng được thôi nhưng chúng sẽ khá là khó bảo lúc ban đầu, nhưng nếu bạn nghiêm khắc dạy dỗ chúng đâu vào đấy thì đó không phải là vấn đề lớn.
Độ tuổi thích hợp của một chú chó con xuất chuồng là từ 12-16 tuần tuổi
2. Đừng quá mong đợi
Việc dạy dỗ, huấn luyện chó là cả một quá trình, bạn không thể vì quá phấn khích mà dạy dỗ chúng ngày đêm để mong chúng “thành tài” nhanh chóng được. Có những chú chó thông minh nhanh nhẹn sẽ tiếp thu mau lẹ nhưng cũng có những chú cần một khoảng thời gian dài đến vài tháng. Bạn nên nhớ rằng bạn không phải đang làm “một cuộc cách mạng” cho cún cưng của mình để chúng trở nên xuất sắc mà đơn giản bạn đang chỉ cho chúng những điều mà chúng không biết mà thôi.
Việc dạy dỗ, huấn luyện chó là cả một quá trình, hãy kiên nhẫn
3. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết
Mới đầu khi mang cún về thì bạn cần chuẩn bị cho chúng chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ chơi đùa,.. Ngoài ra, bạn còn phải chuẩn bị tiềm lực về kinh tế để chi trả cho vấn đề về ăn uống, khám chữa bệnh. Một số đồ dùng như bát cho chó ăn, dây xích, quần áo,…
Dây xích là phụ kiện không thể thiếu của chó cưng
4. Tạo thói quen cho chúng
Cách tốt nhất để giúp cún cưng của bạn có thể học những điều mới một cách tốt nhất là để cho chúng dự doán được những điều mà sắp xảy đến. Bạn lên một kế hoạch cho chúng: ăn, ngủ, chơi đùa (ngoài trời hay trong nhà),… Cún cưng sẽ tập đoán xem sắp tới chúng sẽ đi đâu, làm gì. Mọi lịch sinh hoạt của chúng cần phải được đồng nhất, có một lịch cụ thể rõ ràng, vì ngay cả những chú cún thông minh nhất cũng sẽ không thể thích nghi nổi với một cái lịch lộn xộn không đều đặn đâu.
Hãy lên một kế hoạch sinh hoạt ăn, ngủ rõ ràng và khoa học cho chó cưng của bạn
5. Có tính nhất quán khi huấn luyện
Bạn càng làm một việc nhiều lần thì cún cưng của bạn càng học được nhanh. Khi dùng mệnh lệnh với cún, bạn nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dứt khoát và sử dụng thật thường xuyên những từ ngữ đó. Bạn phải thực sự nghiêm khắc, không được đùa khi đang dạy chúng để tránh chúng không hiểu được ý của bạn, thậm chí chúng còn tưởng bạn đùa và không coi lời nói của bạn ra gì. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có những khu vực cố định cho cún, như chỗ ngủ, chỗ ăn, chỗ đi vệ sinh, chỗ chơi đùa,… hãy cho chúng biết nơi nào mới là của chúng.
Khi huấn luyện chó, hãy dùng cử chỉ và khẩu lệnh đơn giản, nhất quán
6. Có thưởng nếu chó cưng làm tốt
Ngay cả đối với chú chó thông minh nhất cũng sẽ không hiểu tại sao chúng phải đi vệ sinh đúng chỗ, ăn đúng bát của chúng, không được nhá đồ đạc. Bạn phải đưa ra cho chúng một lý do để chúng hiểu vì sao được/ không được làm vậy. Bạn hãy sử dụng những phần thưởng, sự trừng phạt để chúng biết chúng đã làm sai hoặc làm rất tốt. Nếu cún của bạn đã đi được vệ sinh đúng nơi quy định thì bạn hãy thưởng cho chúng luôn bằng cách cho chúng một khúc xương, một chút đồ ăn vặt. Hay nếu vào ban đêm chúng muốn đi vệ sinh và bạn đã giúp chúng giải quyết nhu cầu nhưng sau đó chúng tiếp tục rên ư ử thì bạn hãy lờ đi để chúng hiểu rằng ban đêm là thời gian để ngủ chứ không phải muốn đi lúc nào là được lúc đó. Lưu ý ngay rằng bạn phải thưởng hoặc phạt chúng ngay sau đó vì để một thời gian sau chúng sẽ không thể hiểu được vì sao chúng được thưởng hay bị phạt đâu.
Hãy thưởng dù là nhỏ nếu chó cưng làm điều gì đó tốt
7. Đảm bảo giấc ngủ cho các thành viên
Những động tĩnh rất nhỏ vào ban đêm cũng sẽ làm cún cưng của bạn thức giấc, và thường chúng cũng sẽ không ngủ dài như bạn đâu. Bạn đầu, cho dù bạn có muốn hay không thì bạn sẽ bị chúng làm thức giấc vào ban đêm. Trong trường hợp này, bạn hãy đưa chúng trở lại chỗ ngủ, hoặc nếu có thể thì đưa chúng ra ngoài một lát sau đó đưa về chỗ ngủ, đừng đùa với chúng, hãy cho chúng biết rằng bạn không hề ủng hộ hành động của chúng.
Chó là loài vật nuôi rất thính ngủ
Hi vọng sau khi đọc xong những lưu ý trên đây, bạn sẽ trở thành một chủ nhân khéo léo trong việc nuôi và dạy dỗ, huấn luyện chó cưng của mình.
Nguồn tin tức thú cưng : https://chodocu.com/cho/7-luu-y-khong-nen-bo-qua-truoc-quyet-dinh-nuoi-cho-ar916.htm
1. Chọn đúng thời điểm để bắt đầu
Các chuyên gia về vật nuôi khuyên rằng, nên bắt đầu nhận nuôi một chú chó con khi nó được 12 đến 16 tuần tuổi. Hãy đảm bảo điều này để cún cưng của bạn có đủ sức khỏe để sẵn sàng cho một cuộc sống mới. Có những người lại nhận nuôi chó ở độ tuổi khá “dừ”, cũng được thôi nhưng chúng sẽ khá là khó bảo lúc ban đầu, nhưng nếu bạn nghiêm khắc dạy dỗ chúng đâu vào đấy thì đó không phải là vấn đề lớn.
Độ tuổi thích hợp của một chú chó con xuất chuồng là từ 12-16 tuần tuổi
2. Đừng quá mong đợi
Việc dạy dỗ, huấn luyện chó là cả một quá trình, bạn không thể vì quá phấn khích mà dạy dỗ chúng ngày đêm để mong chúng “thành tài” nhanh chóng được. Có những chú chó thông minh nhanh nhẹn sẽ tiếp thu mau lẹ nhưng cũng có những chú cần một khoảng thời gian dài đến vài tháng. Bạn nên nhớ rằng bạn không phải đang làm “một cuộc cách mạng” cho cún cưng của mình để chúng trở nên xuất sắc mà đơn giản bạn đang chỉ cho chúng những điều mà chúng không biết mà thôi.
Việc dạy dỗ, huấn luyện chó là cả một quá trình, hãy kiên nhẫn
3. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết
Mới đầu khi mang cún về thì bạn cần chuẩn bị cho chúng chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ chơi đùa,.. Ngoài ra, bạn còn phải chuẩn bị tiềm lực về kinh tế để chi trả cho vấn đề về ăn uống, khám chữa bệnh. Một số đồ dùng như bát cho chó ăn, dây xích, quần áo,…
Dây xích là phụ kiện không thể thiếu của chó cưng
4. Tạo thói quen cho chúng
Cách tốt nhất để giúp cún cưng của bạn có thể học những điều mới một cách tốt nhất là để cho chúng dự doán được những điều mà sắp xảy đến. Bạn lên một kế hoạch cho chúng: ăn, ngủ, chơi đùa (ngoài trời hay trong nhà),… Cún cưng sẽ tập đoán xem sắp tới chúng sẽ đi đâu, làm gì. Mọi lịch sinh hoạt của chúng cần phải được đồng nhất, có một lịch cụ thể rõ ràng, vì ngay cả những chú cún thông minh nhất cũng sẽ không thể thích nghi nổi với một cái lịch lộn xộn không đều đặn đâu.
Hãy lên một kế hoạch sinh hoạt ăn, ngủ rõ ràng và khoa học cho chó cưng của bạn
5. Có tính nhất quán khi huấn luyện
Bạn càng làm một việc nhiều lần thì cún cưng của bạn càng học được nhanh. Khi dùng mệnh lệnh với cún, bạn nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dứt khoát và sử dụng thật thường xuyên những từ ngữ đó. Bạn phải thực sự nghiêm khắc, không được đùa khi đang dạy chúng để tránh chúng không hiểu được ý của bạn, thậm chí chúng còn tưởng bạn đùa và không coi lời nói của bạn ra gì. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có những khu vực cố định cho cún, như chỗ ngủ, chỗ ăn, chỗ đi vệ sinh, chỗ chơi đùa,… hãy cho chúng biết nơi nào mới là của chúng.
Khi huấn luyện chó, hãy dùng cử chỉ và khẩu lệnh đơn giản, nhất quán
6. Có thưởng nếu chó cưng làm tốt
Ngay cả đối với chú chó thông minh nhất cũng sẽ không hiểu tại sao chúng phải đi vệ sinh đúng chỗ, ăn đúng bát của chúng, không được nhá đồ đạc. Bạn phải đưa ra cho chúng một lý do để chúng hiểu vì sao được/ không được làm vậy. Bạn hãy sử dụng những phần thưởng, sự trừng phạt để chúng biết chúng đã làm sai hoặc làm rất tốt. Nếu cún của bạn đã đi được vệ sinh đúng nơi quy định thì bạn hãy thưởng cho chúng luôn bằng cách cho chúng một khúc xương, một chút đồ ăn vặt. Hay nếu vào ban đêm chúng muốn đi vệ sinh và bạn đã giúp chúng giải quyết nhu cầu nhưng sau đó chúng tiếp tục rên ư ử thì bạn hãy lờ đi để chúng hiểu rằng ban đêm là thời gian để ngủ chứ không phải muốn đi lúc nào là được lúc đó. Lưu ý ngay rằng bạn phải thưởng hoặc phạt chúng ngay sau đó vì để một thời gian sau chúng sẽ không thể hiểu được vì sao chúng được thưởng hay bị phạt đâu.
Hãy thưởng dù là nhỏ nếu chó cưng làm điều gì đó tốt
7. Đảm bảo giấc ngủ cho các thành viên
Những động tĩnh rất nhỏ vào ban đêm cũng sẽ làm cún cưng của bạn thức giấc, và thường chúng cũng sẽ không ngủ dài như bạn đâu. Bạn đầu, cho dù bạn có muốn hay không thì bạn sẽ bị chúng làm thức giấc vào ban đêm. Trong trường hợp này, bạn hãy đưa chúng trở lại chỗ ngủ, hoặc nếu có thể thì đưa chúng ra ngoài một lát sau đó đưa về chỗ ngủ, đừng đùa với chúng, hãy cho chúng biết rằng bạn không hề ủng hộ hành động của chúng.
Chó là loài vật nuôi rất thính ngủ
Hi vọng sau khi đọc xong những lưu ý trên đây, bạn sẽ trở thành một chủ nhân khéo léo trong việc nuôi và dạy dỗ, huấn luyện chó cưng của mình.
Nguồn tin tức thú cưng : https://chodocu.com/cho/7-luu-y-khong-nen-bo-qua-truoc-quyet-dinh-nuoi-cho-ar916.htm