• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Gấp Gấp Gấp về nuôi THỎ

tranbatu

sát_thủ_rồng_thiên
Thỏ mún lông mượt thì mua hủ dailyc và papaya fruit. Tuần 2 tuần 1 viên hủ 240k. Hiện giờ mình đang nuôi bé thỏ tai chòn 3triệu5 con(lop..) đẻ đc mấy chục con rùi. Nuôi đc vài năm khỏe mạnh chưa bao giờ bệnh.
 

nguyenanh

New Member
minh co nuoi 1 pé thỏ cái minilop lai vs thỏ sư tử, moi mua them pé sư tử nửa. nhưng pé cái dử quá,cứ cắn pé đực mấy mem pro về thỏ chỉ em vs
 

tranbatu

sát_thủ_rồng_thiên
Vấn đênày bạn mún hỏi giúp bé giao phối hay làm quen
 

tranbatu

sát_thủ_rồng_thiên
. Vấn đề sinh sản của thỏ
Không nên cho thỏ phối giống ngay khi thỏ động dục lần đầu mà nên chờ đến 5 - 6 tháng tuổi, lúc thỏ đạt 75 - 80% khối lượng của thỏ trưởng thành. Cho phối giống trước 5 tháng tuổi thì đàn con đẻ ra sẽ yếu ớt, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của thỏ bố mẹ.

Do đặc điểm của thỏ là trứng chỉ rụng sau khi giao phối 9 - 10 giờ nên trong thực tế, để tăng số trứng được thụ tinh và tăng số con đẻ ra, nên áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, tức là phối lại lần thứ hai sau lần thứ nhất từ 6 đến 9 giờ.

Khi cho thỏ phối giống cũng cần chú ý là bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực mà không nên làm ngược lại, vì khi lạ chỗ thỏ đực khó làm quen với thỏ cái và thỏ cái thường kháng lại thỏ đực.
Để tránh đồng huyết, không để thỏ đực phối với thỏ cái cùng gia đình.
ps :cái này lúc trước đọc ở đâu nhớ chữ quên nguồn mod thông cảm.
 

tranbatu

sát_thủ_rồng_thiên
vấn đề nui thỏ chung phôi làm quen na`
- Nếu bạn nuôi chung 2 con thỏ cái thì không sao cả
- Nếu bạn nuôi chung 1 thỏ đực và 1 thỏ cái và có y muốn có thỏ con thì không sao nhưng nhớ "kế hoạch hóa gia đình"
- Nếu ban nuôi 2 thỏ đực chung một chuồng thì đến thời kỳ sinh sản sẻ có ẩu đã với nhau
Nếu không gian hẹp thì bạn nên nuôi 2 bé từ nhỏ hoặc để 2 bé trong 2 lồng gần nhau đến khi không còn khoảng cách nữa thì để chúng sống chung và chú ý quan sát, vì ý thức tranh đấu và tính lãnh thổ của thỏ rất lớn
thời gian bé trưởng thành :

4 tháng tuổi là khoảng thời gian trung bình để trở thành thỏ trưởng thanh. quá trình của bé khi trưởng thành là :
4 ngày sau khi sinh: Bé đã bắt đầu mọc lông.
7 ngày sau khi sinh: 2 lỗ tai của bé mở ra, có bé tai cụp, có bé tai dựng đứng lên trong thật đáng yêu.
14 ngày sau khi sinh: Mắt bé đã mở ra và bắt đầu bước đi những bước đầu tiên.
Tròn 30 ngày thì bé dứt sữa, có thể ăn thức ăn dành riêng cho bé ( cỏ afa hay timothy ) . Trong thời gian này bé sẽ có bước nhảy lên, nhảy xa
Sau 45 ngày sau khi sinh, bé sẽ ra khỏi tổ mẹ bắt đầu tự lập.
Tuổi thọ của các bé từ 5 đến 10 năm tùy thuộc vào chủng loại, gen. Tuy nhiên cũng có bé sống đến 100 năm :Onion38: .
thời gian để phối :

Thỏ được khoảng 6 tháng tuổi thì có thể kết hôn được. Nếu bé cái quá nhỏ so với bé đực thì khó mà mang thai thỏ con.
Thỏ có thể phối vào bất cứ ngày,mùa nào nhưng chú ý những thú sau:
1. Tránh để thỏ sinh con vào mùa mưa dầm hoặc giữa hè, bởi vì thỏ không thể chịu nóng (nhưng lại có thể chịu lạnh), lại không thể chịu ẩm ướt. ( vi` khi bầy con trong tổ nằm chung tạo độ nóng gặp trời àm u nóng , tổ móc , con cứ đề lên nhau tạo nhiệt và chết)
2. Mùa tốt nhất để thỏ con được sinh ra là mùa xuân. ( trời mát mẻ)
Khoảng thời gian từ lúc thỏ mẹ mang thai đến khi sinh con khoảng thời gian 28 ngày đến 1 tháng. Do đó, nếu bạn muốn có thỏ con sinh vào tháng tư, thì cho thỏ phối vào tháng 3 là được. :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1: :gongxi-1:
 

nguyenanh

New Member
ax, nhung pé thỏ cái nhà mình lớn hơn, mak còn bự hon thỏ đưc. mak dữ lém, cứ cắn thỏ đực quai nên ko dám để chung
 

tranbatu

sát_thủ_rồng_thiên
Để mai chỉ cho giờ bận chắc giờ viết cũng nữa tiếng :p . Nha bạn ở đâu . Chưng nào sinh cho mình xin 1 bé
 

tranbatu

sát_thủ_rồng_thiên
Từ từ pox cho =]] đc xin 1 con
 

tranbatu

sát_thủ_rồng_thiên
ép thỏ lầm quen na`.
1. Hầu hết các bé thỏ đều chung sống hòa bình với nhau. Thỏ là loại sống theo xã hội và thích được cộng tác chung với một bé cùng chủng loại với mình. Nếu bạn có ít thời gian vui chơi với bé hay luôn nhốt bé trong lồng thì nên mua một cặp để giảm căng thẳng và sự cô đơn khi một bé sống chung.

2. Tuy nhiên, một vài bé thỏ không thích một số bé thỏ khác. Mặc dầu thỏ là loài sống theo xã hội nhưng đôi khi cũng xảy ra tình trạng đánh nhau nếu tính cách của 2 bé chênh lệch quá lớn. Trong thời gian đầu, bạn nên quan sát kỹ vì không gì là tuyệt đối.

3. Nếu 2 bé của bạn không lớn lên cùng nhau, thì khuynh hướng đánh nhau nếu có sự bất đồng vào giai đoạn đầu như khi ăn ai sẽ ăn trước tiên, khu vực nào của ai là không được xâm phạm (với 2 bé tính lãnh thổ cao). Lúc đó, việc giới thiệu nên chậm từ từ. Nếu bạn nuôi nhiều hơn 2 thì phải cần không gian lớn hơn. Đánh nhau có thể dẩn đến bị thương và cao hơn là một bé mất nên bạn cần quan sát kỹ. Tình trạng này cói thể giảm bằng cách giữ 2 bé chơi với nhau từ lúc nhỏ hay loại bỏ cơ quan sinh sản của cả 2 bé. Hóc môn của bé là nguyên nhân chính gây ra ẩu đả vì sự tranh giành lãnh thổ.

4. Hai thỏ làm tăng thời gian chăm sóc lên so với một thi không đúng. Vì bé thỏ củ sẽ dạy bé thỏ mới trong mọi việc như vệ sinh ở đâu, ra đâu lấy thức ăn. Nếu bé thỏ củ vệ sinh bừa bải thì thật là thảm họa.



5. Tuy nhiên cũng nên tránh hai bé cùng một mẹ sinh ra.

Quá trình giới thiệu cho bé mới sống chung bé củ
1. Địa điểm để 2 bé gặp nhau nên là khu vực lãnh thổ trung lập. Ví dụ như một căn phòng mà một trong 2 bé chưa từng vào trước đó. Nếu là một nơi có mùi bé thỏ cũ mạnh thì dẩn đến cảm giác bị xâm chiếm, mà nếu bé củ thuộc dạng hung hản thì bé mới cảm giác bị sợ.

2. Để 2 bé trong lồng riêng biệt và để 2 bé thấy nhau trước. Việc này sẽ giúp bé nhận được sự có mặt của đối phương. Thời gian này làm càng lâu càng tốt

3. Nếu bạn thấy 2 bé không có dấu hiệu gờm nhau và cảm thấy thoải mái với bé ở cạnh lồng kế bên. Sau đó để 2 bé ở chung với nhau ở vùng trung lập kể trên. (có thể buộc bé lại với dây)

4. Quan sát dấu hiệu.
Bé thỏ sẽ đánh khi mà lỗ tai bé dựng 45 độ, đuôi bé thẳng lên. Các bé sẽ lao vào nhau, cắn và tạo ra âm thanh. Khi đo bạn sẽ bắt đầu lại bằng bước một. Nếu bạn có rằng bé bằng dây thì sẽ giúp đỡ bạn trong việc chia cách.

5. Khi bạn thấy bé cảm giác thoải mái khi ở gần nhau, thì sẽ để 2 bé ở gần nhau với sự quan sát cặn kẽ của bạn.

6. Nếu bạn không thấy dấu hiệu ở bước 4, bạn cần quan sát trong 1 tiếng.


Thông thường thì khó có xảy ra ẩu đả giữa 2 bé thỏ trừ phi sự khác biệt tính cách quá lớn. Khi đó bạn phải kiên nhẫn dạy bé "chịu đựng" sự có mặt bé khác hơn là "chiến tranh".

SƯU TẦM TỪ : máy tính ( lúc trước mới nui . đọc thông tin coppy lại vào máy. giờ quên rùi. )
 

thanhvan2710

New Member
Tớ nuôi 1 pé gần 1 năm rồi nè, khỏe mạnh lanh lợi lắm. Chả bệnh tật gì cả. Mình mua đồ ăn cho thỏ loại smartheart đó, rồi cho ăn kèm cỏ khô và cho uống nước bình thường nha bạn (không cho nó khát tội lắm, có lần mình quên lúc thấy nước là nó ghì bình nước liếm thấy thương lắm). Nhưng mà nếu thấy bé bị tiêu chảy thì phải khám liền nha, bệnh của thỏ tiến triển nhanh lắm á. Nhưng mình không nhốt nó vào chuồng, ban ngày thả nó ra vườn muốn chơi bời hay ăn cỏ dại gì thì ăn, đói thì tự chạy vô nhà, đi vệ sinh đúng chỗ ngoan ơi là ngoan :">.
 
Top