hoangchungvet
YTC Developer
Chó mèo thường có một tinh thần chịu đựng mãnh liệt (chẳng giống với con người-khi đau một ti ở đâu đó trên cơ thể là la oe óe). Chúng sẽ chịu đựng đến khi không thể chịu nổi thì thôi. Nhưng cũng chính vì vậy nếu chúng ta không phát hiện kịp thời, những con vật trung thành đáng yêu của mình sẽ bị thiệt thòi, thậm chí chúng ta có thể bị mất nó mãi mãi.
Nên đưa đi cấp cứu hoặc điện thoại cho BSTY ngay lập tức nếu quan sát ở chó-mèo của bạn có những triệu chứng sau:
• Khó thở, bồn chồn, thở bụng, thở hổn hển quá nhiều.
• Mèo đực không thể đi tiểu và đau đớn.
• Sự vận động của hai chân sau có vấn đề.
• Chảy nước giải quá nhiều.
• Nướu con vật có màu tái hoặc xanh.
• Bụng đầy hơi quá mức.
• Con vật bị chảy máu, đã dùng bông gạc để bịt lại trong một vài phút mà máu vẫn không cầm.
• Đo nhiệt độ ở trực tràng thấy con vật sốt cao, trên 40C.
• Uống phải thuốc độc hoặc thuốc không chỉ định.
• Co giật trong vài phút mà không thấy trở lại bình thường.
• Bị xe tông hoặc rơi từ độ cao cao xuống. Một con vật có thể nhìn OK lúc đầu, khiến người nuôi chó chủ quan nhưng có thể chuẩn bị sốc trong một vài phút hoặc giờ tới.
• Tổn thương mắt: phình ra, hoặc nheo lại đau đớn.
Những triệu chứng trên hầu như đều có nguy cơ tử vong cao và tổn hại rất lớn. Người nuôi chó nếu không có điều kiện đưa vật cưng đi cấp cứu thì ít nhất cũng phải tham vấn BSTY. Trong những trường hợp này, nếu không có chuyên môn thường không xử trí được.
Dấu hiệu cho thấy con vật cần được chăm sóc thú y ngay trong ngày:
• Ngừng uống, mất nước rất nhanh.
• Có vẻ yếu, mệt mỏi hoặc đã bị mất dần trọng lượng.
• Chó đã không ăn trong 48 giờ hoặc mèo trong 36 giờ.
• Có sự xuất hiện của máu trong phân, nước tiểu hoặc nôn có máu.
• Không đi ngoài trong 3 ngày.
• Bình thường con vật có ho đều đều nhưng hôm nay yếu hẳn.
• Tiêu chảy trong hơn 24 giờ.
• Nôn quá 3 lần trong 12h.
• Tổn thương ở ngón chân hoặc móng làm con vật không dẫm chân xuống đất khi đi mà co lên khi đi.
• Con vật tự nhiên nheo mắt lại.
• Phát ban, sưng mặt, ngứa đỏ trên đầu và cổ hoặc toàn bộ cơ thể.(nếu kết hợp với khó thở thì cần cấp cứu nhanh vì nguy cơ tử vong khá cao).
Chỉ có những người chưa từng sống chung với vật nuôi mới cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng lời nói là không cần thiết trong sự giao tiếp giữa con vật và chủ của nó. Cách mà ta hiểu vật nuôi của mình rất giống với cách ta hiểu một đứa bé. Bằng bản năng và sau đó là tìm hiểu, chúng ta sẽ biết được một đứa bé cảm thấy thế nào hoặc nó cần gì.
Nên đưa đi cấp cứu hoặc điện thoại cho BSTY ngay lập tức nếu quan sát ở chó-mèo của bạn có những triệu chứng sau:
• Khó thở, bồn chồn, thở bụng, thở hổn hển quá nhiều.
• Mèo đực không thể đi tiểu và đau đớn.
• Sự vận động của hai chân sau có vấn đề.
• Chảy nước giải quá nhiều.
• Nướu con vật có màu tái hoặc xanh.
• Bụng đầy hơi quá mức.
• Con vật bị chảy máu, đã dùng bông gạc để bịt lại trong một vài phút mà máu vẫn không cầm.
• Đo nhiệt độ ở trực tràng thấy con vật sốt cao, trên 40C.
• Uống phải thuốc độc hoặc thuốc không chỉ định.
• Co giật trong vài phút mà không thấy trở lại bình thường.
• Bị xe tông hoặc rơi từ độ cao cao xuống. Một con vật có thể nhìn OK lúc đầu, khiến người nuôi chó chủ quan nhưng có thể chuẩn bị sốc trong một vài phút hoặc giờ tới.
• Tổn thương mắt: phình ra, hoặc nheo lại đau đớn.
Những triệu chứng trên hầu như đều có nguy cơ tử vong cao và tổn hại rất lớn. Người nuôi chó nếu không có điều kiện đưa vật cưng đi cấp cứu thì ít nhất cũng phải tham vấn BSTY. Trong những trường hợp này, nếu không có chuyên môn thường không xử trí được.
Dấu hiệu cho thấy con vật cần được chăm sóc thú y ngay trong ngày:
• Ngừng uống, mất nước rất nhanh.
• Có vẻ yếu, mệt mỏi hoặc đã bị mất dần trọng lượng.
• Chó đã không ăn trong 48 giờ hoặc mèo trong 36 giờ.
• Có sự xuất hiện của máu trong phân, nước tiểu hoặc nôn có máu.
• Không đi ngoài trong 3 ngày.
• Bình thường con vật có ho đều đều nhưng hôm nay yếu hẳn.
• Tiêu chảy trong hơn 24 giờ.
• Nôn quá 3 lần trong 12h.
• Tổn thương ở ngón chân hoặc móng làm con vật không dẫm chân xuống đất khi đi mà co lên khi đi.
• Con vật tự nhiên nheo mắt lại.
• Phát ban, sưng mặt, ngứa đỏ trên đầu và cổ hoặc toàn bộ cơ thể.(nếu kết hợp với khó thở thì cần cấp cứu nhanh vì nguy cơ tử vong khá cao).
Chỉ có những người chưa từng sống chung với vật nuôi mới cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng lời nói là không cần thiết trong sự giao tiếp giữa con vật và chủ của nó. Cách mà ta hiểu vật nuôi của mình rất giống với cách ta hiểu một đứa bé. Bằng bản năng và sau đó là tìm hiểu, chúng ta sẽ biết được một đứa bé cảm thấy thế nào hoặc nó cần gì.